Bản Đồ Huyện Tuy Viễn

 

 

Để tỏ ra ḿnh khác thường, Nguyễn Nhạc dùng giỏ bội gánh nước đi ngang qua buôn Xà Đàng mỗi buổi sáng sớm [14]

Bok Kiơm cho rằng có phù phép, chớ không phải có tài trời sanh, bảo :

- Nếu ông bắt được con ngựa thần th́ tôi mới phục.

Nguyên trên núi Hiển Hách, tục gọi là Hánh Hót ở vùng An Khê có một bầy ngựa rừng hễ thấy bóng người là chạy tránh. Con ngựa cầm đầu sắc trắng tinh, lông gáy và lông đuôi dài và óng như tơ, tiếng hí vang cả rừng và nghe xa hàng chín mười dặm thẳng. Người Thượng gọi là Ngựa Thần.

Phải bắt cho được con ngựa thần ấy mới thu phục được người Xà Đàng, mà có thu phục được người Xà Đàng th́ vùng Tây Nguyên mới thật là đất Tây Sơn, v́ An Khê người Xà Đàng ở đông đảo nhất. Nguyễn Nhạc để Nguyễn Lữ ở lại tuyên truyền, một ḿnh về Kiên Mỹ cho người đi mua một số ngựa cái lớn tốt, đem về dạy cho khôn, hễ nghe tiếng hú là chạy đến. Bầy ngựa đă thành thục, Nguyễn Nhạc đem lên thả trên núi Hiển Hách cho theo bầy ngựa rừng. Ít hôm ngựa rừng và ngựa đồng quen nhau. Hễ nghe tiếng hú th́ ngựa đồng chạy về, ngựa rừng cũng chạy theo, nhưng vừa thấy bóng người th́ quay đầu trở lại, nhưng chạy một đỗi xa xa th́ quay đầu ngó lui. Nguyễn Nhạc lấy cỏ bỏ cho ngựa ăn, rồi trở về. Ngựa rừng liền quay trở lại ăn cỏ cùng ngựa đồng. Lần này ngựa rừng thấy bóng người không c̣n có vẻ hoảng sợ nữa, nhưng không dám lại gần. Nguyễn Nhạc không bỏ đi, đứng vuốt ve bầy ngựa, hết con này đến con khác. Mấy hôm sau bầy ngựa rừng nhận thấy người không có ư làm hại giống ṇi, bèn kéo đến ăn cỏ. Khi bầy ngựa rừng đă dạn, Nguyễn Nhạc đem cỏ bỏ gần cho ăn, rồi từ từ tiến đến vuốt mơm vuốt lưng hết con này đến con khác. Con ngựa bạch cầm đầu, ban sơ c̣n tỏ ư không thuận, nhưng dần dần, đứng yên cho người vuốt ve.

Chinh phục được bầy ngựa rừng rồi, Nguyễn Nhạc hẹn cùng Bok Kiơm nơi chốn và ngày giờ đến chứng kiến. Để cho bầy ngựa khỏi sợ v́ đông người. Nguyễn Nhạc bảo Bok Kiơm cùng đám tùy tùng núp sau đá rồi cất tiếng hú. Bầy ngựa rừng theo bầy ngựa đồng chạy đến. Nguyễn Nhạc lấy cỏ cho ăn và vuốt ve như thường lệ[15].

Người Xà Đàng tin Nguyễn Nhạc là người Trời thật, hết ḷng thần phục và bắt chước người Gia Rai gọi là Vua Trời.

Tiếng Vua Trời trở thành tiếng chung của người Thượng từ An Khê trở vô Phú Yên và trở ra Quảng Nghĩa, dùng gọi Nguyễn Nhạc.

Ở trong vùng An Khê lại có một sắc tộc thiểu số ở trong rừng sâu, ít giao thiệp với người ngoài. Đó là người Ba Na ( Banard ) ở trong rừng Mộ Điểu.

Rừng Mộ Điểu ở tại làng Cổ Yêm cách Tú Thủy chừng mười, mười hai cây số.

Rừng rộng mênh mông. Giữa rừng nổi lên một ngọn đồi trông giống một ḥn cù lao ở giữa biển cả. Mỗi buổi chiều, chim về nghỉ từng bầy, từng đám, tiếng kêu vang dậy cả rừng xanh. Do đó rừng mang tên là Mộ Điểu.

Tuy ít giao thiệp với bên ngoài, vị đầu mục Ba Na cũng đă có nghe tiếng Vua Trời. V́ vậy không mấy chốc hai bên đă trở nên thân thiện. Để mối t́nh Kinh Thượng thêm nồng nàn khăng khít, viên đầu mục gả con gái cho Vua Trời, bà vợ Thượng của Vương, tục gọi là Cô Hầu.

Nhận thấy đất đai trong rừng rất màu mỡ, Nguyễn Nhạc liền nghỉ đến việc khai khẩn. Vương mộ người Thượng làm nhân công và rút một số người chỉ huy kinh tế ở Tây Sơn Hạ lên điều khiển. Rừng Mộ Điểu nhờ sức lao động của người Thượng - nhờ tài hướng dẫn của người Kinh, trở thành một cánh đồng ph́ nhiêu rộng hàng ngh́n mẫu. Việc khai khẩn, việc canh tác, việc thu hoạch do Cô Hầu đảm đương với một số người Kinh, người Thượng tâm phúc trợ lực[16].

Nguyễn Nhạc dùng phần lớn th́ giờ để cùng Nguyễn Lữ đi chiêu dụ các sắc dân miền Kon Tum, Pleiku. Hai anh em đi đến đâu th́ người Thượng hoan nghênh đến đó. Cho nên tất cả người Thượng vùng cao nguyên đều quy thuận Tây Sơn Vương.

Vương chọn trong những người khẩn hoang một số tráng niên có sức, có gan và mộ thêm người trong các vùng lân cận, tổ chức thành một đạo quân Thượng. Vơ Đ́nh Tú, Nguyễn Văn Tuyết và Lê Văn Hưng được đưa lên phụ trách việc huấn luyện và việc tổ chức. Dinh trại đóng trên ngọn đồi. Những binh sĩ người Thượng đă được huấn luyện thuần phục đều đưa xuống giao cho Nguyễn Huệ và Trần Quang Diệu rèn luyện thêm và khép vào đội ngũ. Nguyễn Nhạc khi ở Mộ Điểu khi về trung nguyên, thái độ nghiêm nhưng ḥa, xử sự có t́nh nhưng không bỏ lư. Cho nên mọi người vừa kính sợ vừa yêu mến. Các anh hùng chí sĩ đến cùng Nguyễn Nhạc đều coi nhau như tay chân và hết ḷng giúp Tây Sơn Vương dựng nghiệp cả.

Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, từ ngày rời chiến khu lên Tây Sơn Thượng (1771), nhà Tây Sơn đă có cơ sở vững chắc.

Lúc bấy giờ vùng Tây Sơn c̣n thuộc về khu vực hẻo lánh, nhân dân trong vùng lại một dạ trung thành với nhà Tây Sơn, nên quan quân của chúa Nguyễn không hề hay biết. Tên biện lại thâm lạm tiền công quỹ cũng không c̣n ai nhắc nhở đến. Tri huyện, tuần phủ chỉ lo vơ vét cho đầy túi, không lo ǵ đến biến chuyển của thế cuộc.