Thắng Ngô Cảnh Hoàn quân Tây Sơn tiến đánh Hoàng Phùng Cơ ở
hồ Vạn Xuân. Quân Trịnh tan ră, Phùng Cơ tẩu thoát. Trịnh Khải vội lên voi thúc
quân tiến đánh, bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời, phải bỏ chạy lên Sơn Tây. Đến làng
Hạ Lôi bị người địa phương bắt đem nạp cho Tây Sơn. Đi nửa đường lấy gươm tự
vẫn. Nguyễn Huệ dùng vương lễ tống táng cho họ Trịnh.
Ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ (21-7-1786), Nguyễn Huệ vào
Thăng Long mở kho Hữu Viên phát chẩn cho người nghèo. Ngày hôm sau, vào cung Vạn
Thọ yết kiến Vua Lê.
Bấy giờ Vua Lê Hiển Tông đương bệnh, không ngồi dậy được,
bèn mời Nguyễn Huệ vào ngồi bên sập ngự, lấy lời ôn tồn mà phủ dụ. Nguyễn Huệ
tâu rằng đem binh ra Bắc Hà không c̣n mục đích nào khác hơn là để diệt Trịnh,
pḥ Lê. Hiển Tông mừng rỡ, tạ ơn.
Khi binh Tây Sơn vào thăng long th́ các quan triều đều chạy
trốn hết. Vua Hiển Tông xuống chiếu triệu về, rồi định ngày 7 tháng 7, lập đại
trào ở điện Kính Thiên, Nguyễn Huệ đem các tướng vào bái yết và dâng sổ quân sĩ
dân đinh, để tỏ nghĩa tôn phù nhất thống. Vua phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên
Soái Uy Quốc Công và gả người con gái thứ 21 là Ngọc Hân Công Chúa, tục gọi là
Chúa Tiên, con bà Chiêu Nghi Hoàng Hậu.
Mười hôm sau - 17 tháng 7 (10-8-1786)
- Vua Hiển Tông băng hà. Hoàng Tôn là Lê Duy Kỳ lên nối ngôi
đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Vua Thái Đức được tin Nguyễn Huệ kéo quân đi đánh
Bắc Hà, cho người ra ngăn cản nhưng không kịp. Lại được tiếp tin Huệ lấy xong
Thăng Long và c̣n ở lại giúp Vua Lê sửa sang việc nước, Vua Thái Đức sợ em ở
ngoài lâu sanh biến muốn gọi về, song liệu giấy mực không chế ngự nổi, nên phải
thân hành ra Bắc. Nhà vua đem theo 500 nhuệ binh ra Thuận Hóa lấy thêm 2.000
nữa, rồi ngày đêm đi thẳng ra Thăng Long.
Đến Nghệ An, nhà vua gặp một toán người trần truồng tay cầm
ống tre đứng hai bên đường, xưng là người đi buôn bị tướng cướp là Chưởng Tấn
đoạt hết của cải và quần áo, cầu xin nhà vua bắt kẻ hung đồ đặng lấy lại vật bị
cướp. Đoạn chỉ đường cho nhà vua đi. Đến nơi quanh co khúc khuỷu, toán người
trần truồng hè to một tiếng, rút kiếm giấu trong ống tre ra chém nhà vua. Liền
đó một số người đông đảo từ trong bụi rậm nhảy ra đâm chém quân tùy tùng. Lanh
như chớp, nhà vua rút trường kiếm, quay một ṿng, bao nhiêu lưỡi kiếm chém vào
nhà vua đều lớp bị găy lớp văng ra, và quay tiếp một ṿng nữa, mươi mươi lăm
chiếc đầu rụng xuống như sung. C̣n số người từ trong bụi nhảy ra bị quân Tây Sơn
đánh giết, lớp chết lớp quăng vũ khí chạy thoát thân. Hỏi ra th́ đó là toán ăn
cướp do Chưởng Tấn cầm đầu. Chưởng Tấn là bộ hạ của viên trấn thủ Nghệ An bị
tướng Tây Sơn giết. Chưởng Tấn thoát chết, tụ tập bọn bất lương chờ dịp báo thù
cho chủ. Bọn chúng có trên vài trăm người, ngày ngày chận đường cướp giựt hành
khách và vào xóm làng phá phách nhân dân. Nay nhà vua tiêu diệt được bọn chúng,
đồng bào địa phương rất hàm ơn .
Đến Thanh Hóa, thuyền nhà vua vừa ra đến giữa sông th́ th́nh
ĺnh bị người lặn dưới nước đâm thủng đáy. Nước chảy ấp vào thuyền. Quân cận vệ
không kịp trở tay bị chết đuối. Nhà vua lanh chân nhảy qua thuyền khác được an
toàn.
Từ ấy biết rằng có kẻ địch theo bên ḿnh, nhà vua đề pḥng
ráo riết. Ban đêm nghỉ dọc đường, chớ không ghé vào nhà ai hết.
Đi đến Thăng Long th́ người mệt ngựa mỏi.
Được tin Vua Thái Đức đến Thăng Long, Nguyễn Huệ loan báo
cho dân chúng biết để khỏi kinh động nhân tâm, rồi cùng tướng sĩ ra ngoài thành
nghinh đón. Vua Chiêu Thống đem quần thần ra chực nơi cửa Nam Giao. Nhưng Vua
Thái Đức theo em đi thẳng đến phủ chúa Trịnh mà Nguyễn Huệ và tướng sĩ đương
đóng, cho người đến hẹn cùng Vua Chiêu Thống sẽ hội kiến ngày hôm sau [54].
Lễ tương kiến của hai Vua tổ chức tại phủ chúa Trịnh. Vua
Thái Đức ngồi giữa, Vua Chiêu Thống ngồi bên tả, Nguyễn Huệ ngồi bên hữu, các
quan văn vơ đứng chầu hai bên. Sau khi làm lễ, Vua Chiêu Thống nói:
- Nhà Lê tôi bị họ Trịnh tiếm lộng đă hai trăm năm dư. Nay
nhờ quư quốc trượng nghĩa hành nhân, v́ tệ quốc gia mà chỉnh đốn lại, th́ cái
công đức kiền khôn tái tạo đó không biết lấy chi báo đáp cho xứng. Kính xin cắt
đất vài quận làm quà để khao thưởng tướng sĩ.
Vua Thái Đức đáp:
- Anh em chúng tôi ra đây để pḥ Lê diệt Trịnh. Nếu đất của họ Trịnh th́ một tấc
cũng không để lại, nhưng mà của nhà Lê th́ một tấc cũng không dám lấy. Mong nhà
vua giữ yên bờ cơi, đời đời giao hiếu với nhau. Đó là cái phúc của hai nước.
Rồi Vua Chiêu Thống
lui về cung.
Một tuần nhật sau Vua tôi nhà Tây Sơn rút quân về nước.
Nguyễn Huệ xét thấy Nguyễn Hữu Chỉnh là con người giảo
quyệt, định bỏ lại Bắc Hà, nên mật truyền cho các tướng thu xếp quân thủy bộ,
rồi nửa đêm ngày 17 tháng 7 nhuận (9-9-1786) kéo quân về Nam, lặng lẽ êm đềm,
người trong thành không một ai hay biết .
Đến Nghệ An, Vua Thái Đức để Nguyễn Duệ ở lại giữ Nghệ An và
cắt Vơ Văn Nhậm đóng ở Đông Hải để trông chừng mặt Bắc. Liền đó th́ Nguyễn Hữu
Chỉnh theo kịp. Vua Thái Đức cho Chỉnh ở lại giúp Nguyễn Duệ, Nguyễn Huỳnh Đức
cũng xin ở lại Nghệ An[55].
Nguyễn Duệ là người tâm phúc của Vua Thái Đức. Theo pḥ nhà
vua lúc nào và người ở đâu, không rơ.
C̣n Nguyễn Huỳnh Đức là tướng nhà Nguyễn bị Tây Sơn bắt
trong trận thủy chiến ở Gia Định năm Quư Măo (1783).
Quân giải Nguyễn Huỳnh Đức về đại bản doanh, Nguyễn Huệ
trông thấy tướng mạo khôi ngô kỳ vỹ, ḷng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho
Nguyễn Huỳnh Đức và ôn tồn khuyến dụ. Huỳnh Đức đứng chống nạnh, trừng mắt, mắng
rằng:
- Tôi trung không thờ hai chúa. Nay rủi bị bắt th́ tôi chỉ
đợi chết chớ không bao giờ đầu hàng.
Các tướng phẫn nộ, xin đem chém đi, Nguyễn Huệ cười:
- Thái độ của Nguyễn Huỳnh Đức có ǵ là quái. Đó là bản sắc
của người anh hùng và ḷng trung nghĩa của kẻ trượng phu. Trước cái chết mà
không khuất đó là trung can nghĩa đảm, đó là chánh khí đường hoàng. Há chẳng
khiến chư tướng khâm phục sao?
Chư tướng ngấm ngầm bất b́nh nhưng không dám thân biện.
Nguyễn Huệ truyền đem Huỳnh Đức để ở sau bản doanh và sai Ngô Văn Sở đến thuyết
phục. Nhưng suốt ba ngày không có kết quả. Nguyễn Huệ có ư buồn.
Nguyễn Huệ có người ái cơ tên Trần Mỹ Tuyết, người có sắc
lại có tài văn chương, Nguyễn Huệ rất yêu quư và thường đem theo trong quân.
Thấy chồng buồn, Mỹ Tuyết xin đến gặp Huỳnh Đức một lần xem sao.
Khi Mỹ Tuyết đến th́ Huỳnh Đức đă tuyệt thực ba ngày đêm,
một ḿnh ngồi nhắm mắt trước ngọn đèn hiu hắt. Bỗng nghe tiếng động, Đức liền mở
mắt nh́n, Mỹ Tuyết ung dung tự giới thiệu:
- Tôi là thuyết khách của Long Nhương tướng quân.
Huỳnh Đức nhắm mắt lại, ngồi lặng thinh.
Mỹ Tuyết nói tiếp:
- Từ xưa có câu: Thiên cổ gian nan duy bất tử. Nhưng người
trượng phu đương lâm nạn, th́ sống chẳng dễ ǵ mà chết cũng rất khó. Ḱa người
sanh trong trời đất chỉ quư ở điểm là hoàn thành được trách nhiệm bản thân.
Trách nhiệm chưa liễu, có thể gọi là bậc hoàn nhân chăng? Tức như Văn Tín Quốc
chịu nhẫn nhục trong ba năm, đến lúc biết rằng nhà Đại Tống đă tuyệt vọng rồi,
mới khẳng khái chịu chết ở Đông Thị. Và Hán Thọ Đ́nh Hầu, sau khi thất thủ Hạ
B́, v́ nghĩ đến Lưu Hoàng Thúc lưu lạc tha phương, mà đành phải giao ước ba điều
cùng Tào Mạnh Đức. Nhân chí nghĩa tâm, ngh́n thu truyền làm mỹ đàm. Tướng quân
đọc sử, không từng biết đến sự tích ấy hay sao?
Huỳnh Đức hét:
- Ta biết rơ lắm, đừng có nhiều lời.
Mỹ Tuyết thản nhiên nói tiếp:
- Nay Nguyễn chúa thất bại phải chịu cảnh lưu ly, chính đương cần kẻ bầy tôi
tương trợ. Thế mà tướng quân lại đi cầu cái chết! Chết rồi, trách nhiệm cũng
tiêu ư?
Huỳnh Đức dịu giọng:
- Ta chết v́ thế bức.
Mỹ Tuyết nói:
- Lúc này là lúc trục lộc Trung Nguyên. Nhưng chỉ có Long
Nhương và Nguyễn Vương là đối thủ. Thiên cơ huyền ảo. Cuộc đối lũy c̣n đương ở
thế giằng co chưa có thể biết chắc chắn được bề đắc thất. V́ tướng quân, tôi xin
đưa ra một kế là hăy tạm giữ thân hữu dụng để xem thời chọn thủ. Đến lúc khứ lưu
lưỡng tiện, th́ tùy ư sở cầu. Long Nhương tướng quân là người mục thông thiên
cổ, khổ nghễ đương thể. Thế mà đối với tướng quân lại không giết. Rơ là v́ thiên
hạ mà thương tiếc anh hùng. Thấy vậy nên tôi mới tới đây. Chớ như tướng quân
cũng thuộc hàng kiến ong, th́ tôi đâu phải nhọc đến miệng lưỡi.
Nguyễn Huỳnh Đức ngồi cúi đầu trầm ngâm.
Trần Mỹ Tuyết cáo biệt về phục mệnh.
Nguyễn Huệ cho Ngô Văn Sở đến ủy dụ, hứa sau này hễ lập được
chiến công th́ khứ lưu tùy ư.
Nguyễn Huỳnh Đức theo lời Mỹ Tuyết.Nguyễn Huệ về Quy Nhơn
đem Huỳnh Đức theo.
Ra Thuận Hóa, ra Thăng Long, Nguyễn Huệ vẫn đem Huỳnh Đức
theo bên trướng.
Và những trận đánh Thăng Long cũng như những trận đánh Thuận
Hóa, Huỳnh Đức lập được nhiều công.
Nhớ đến lời hứa năm xưa, đến Nghệ An, Nguyễn Huệ bảo Huỳnh
Đức chọn đường lưu khứ. Huỳnh Đức xin ở lại giúp Nguyễn Duệ trấn Nghệ An, Nguyễn
Huệ chấp nhận.
Dẹp yên chúa Trịnh ở Thăng Long, đánh đuổi chúa Nguyễn ra
khỏi Gia Định. Vua Thái Đức phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc B́nh Vương thống trị
đất Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Hoành Sơn, phong cho Nguyễn Lữ là Đông Định
Vương quản lư đất Gia Định từ B́nh Thuận đến Hà Tiên. C̣n ḿnh th́ xưng Trung
Ương Hoàng Đế chăm lo phần đất từ Quảng Nam đến B́nh Thuận.
Quan văn tướng vơ có công cùng nhà Tây Sơn đều được tặng
thưởng, và đều được Vua Thái Đức phân phối cho Bắc Nam, tùy nhu cầu công vụ mà
cũng tùy sở nguyện cá nhân.
Cành tuy chia nhưng cội chẳng chẽ, Bắc Nam luôn luôn liên
lạc mật thiết với nhau. Và nhà Tây Sơn cùng nhà Lê phần bên nào lo bên nấy,
không xâm phạm cũng không ḍm ngó nội bộ của nhau.
Nhân dân an cư lạc nghiệp và mong hưởng thái b́nh được lâu
dài.
|