Nhà Tây Sơn Đánh Nhà Nguyên

Ở Mặt Bắc

 

Trong khi Tây Sơn Vương lo củng cố nội bộ, chiêu mộ hào kiệt, đồn lương tích thảo, th́ trấn thủ Quảng nam sai quân vào đánh.

Đất nhà Nguyễn lúc bấy giờ chạy từ Hoành Sơn đến Hà Tiên, Quy Nhơn nằm khoảng giữa, phía nam giáp Phú Yên, có dăy núi Cù Mông làm ranh giới, phía bắc giáp Quảng Nghĩa, có dăy B́nh Đê làm ranh giới. Nam cũng như Bắc đều có đèo mở lối ra vào, nhưng địa thế rất hiểm trở. Được tin quân nhà Nguyễn kéo vào Quy Nhơn, Tây Sơn Vương giao thành và mặt nam Quy Nhơn cho Trần Quang Diệu và các tướng tâm phúc. C̣n ḿnh và Tập Đ́nh, Lư Tài cử đại binh ra chống cự quân nhà Nguyễn. Trần Quang Diệu tiến cử tỳ tướng Nguyễn văn Xuân theo pḥ tá.

Quân nhà Nguyễn do pḥ mă Nhất thống lănh. Pḥ mă chia quân làm hai đạo, theo hai đường thủy, bộ. Đạo bộ binh do chưởng cơ Vệ chỉ huy, chưa qua khỏi B́nh Đê đă bị quân Tập Đ́nh và Lư Tài chận đánh. Trông thấy quân Trung Nghĩa và Hoài Nghĩa cao lớn dữ tợn, quân chưởng cơ Vệ khiếp sợ, chưa đánh đă thua chạy, bị truy kích giết sạch. Chưởng cơ Vệ không chống nổi Lư, Tập, bị tử trận. C̣n đạo thủy quân đi đường bể làm sách ứng, thuyền bị dạt vào doi cát tại cửa sông Trà Khúc, không tiến được.

Vừa lúc ấy gặp quân Tây Sơn Vương kéo ra đánh tan hết chiến thuyền, bắt sống được 50 thủy binh và lấy được 10 khẩu đại bác. Pḥ mă Nhất đại bại rút tàn quân chạy về Quảng Nam bị quân Tây Sơn chặn đánh, bỏ lại bốn thớt voi và nhiều xe lương cùng vũ khí.

Tây Sơn Vương toàn thắng, đắp một lũy cát tại Bến Ván (B́nh Sơn, Quảng Ngăi) giao cho Nguyễn Văn Xuân đóng giữ, rồi đem chiến lợi phẩm trở về Quy Nhơn.

Đó là vào trung tuần tháng 11 năm Quư Tỵ (1773).

Qua tháng chạp, nhà Nguyễn lại cử hai đạo binh vào đánh Tây Sơn Vương.

- Một đạo do Tiết chế Tôn Thất Hương điều khiển kéo thẳng vào Bồng Sơn.

- Một đạo do Tổng nhung Thành và Tán lư Đản chỉ huy, kéo đánh lũy Bến Ván. Quân số của binh nhà Nguyễn quá đông, Nguyễn Văn Xuân không chống nổi, phải bỏ bến Ván rút lên núi, theo thượng đạo về Quy Nhơn. Thành và Đản thừa thắng kéo quân vào Bồng Sơn hiệp cùng quân Tôn Thất Hương chiếm núi Bích Kê.

Tây Sơn Vương hay tin sai Tập Đ́nh và Lư Tài theo đường rừng, đến Trà Câu ở Quảng Nghĩa, để chận đường về của quân Nguyễn, và Nguyễn Văn Xuân đem quân yếm phục phía nam núi Mồng Gà để làm sách ứng. C̣n ḿnh đem quân ra thẳng Bích Kê.

Tại Bích Kê, quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn kịch chiến. Tôn Thất Hương bị tử trận. Quân nhà Nguyễn bị giết gần hết. Thành và Đản rút tàn binh chạy lui, đến Trà Câu bị phục binh Tây Sơn giết chết.

Quân Tây Sơn cướp thu được rất nhiều voi ngựa và quân lương quân dụng.

Tây Sơn Vương kéo quân chiếm phủ lỵ Quảng Nghĩa, lưu Nguyễn Văn Xuân lại giữ thành, cùng Tập Đ́nh, Lư Tài kéo đại binh đánh thẳng vào Quảng Nam.

Quân của Vương đóng tại sông Cối Giang, quân Lư Tài đóng tại sông Thế Giang huyện Duy Xuyên. Quân Tập Đ́nh đóng tại băi cát gần Kim Sơn thuộc Hà Đông để ứng viện[36].

Đầu năm Giáp Ngọ (1774), quân nhà Nguyễn do Thống binh Huy và Hiến quận công Nguyễn Cửu Dật chỉ huy, kéo vào đánh. Trận đầu bị quân Tây Sơn Vương đánh thua, quân nhà Nguyễn dồn nơi phố Mỹ Thị thuộc Ḥa Vang. Hai bên thường ngày kéo quân giáp trận kịch liệt, không phân thắng bại[37].

Để làm kế cửu tŕ, Tây Sơn Vương rút quân về Thế Giang, đóng nơi Thiên Lộc thuộc Duy Xuyên, trước sông sau sông cứ hiểm làm đồn lũy.

Thiên Lộc là một g̣ cát lớn dài hơn 30 dặm, thuộc xă Văn Ly. Hai nguồn sông phát xuất từ Kim Sơn và Ngọc Sơn hiệp lưu tại phường An Lâm huyện Ḥa Nam, Ḥa Vang thành sông Trừng. Sông Trừng bị g̣ cát Thiên Lộc chia làm hai nhánh Bắc Nam. Nhánh phía nam chạy đến xă Thi Lai huyện Duy Xuyên tách ra làm hai nhánh. Một chảy xuống đông làm ḍng sông Dưỡng Châu, qua xă Mỹ Xuyên tục gọi là sông Kẻ thế, tức là Thế Giang, một nhánh phía bắc chảy qua xă Châu Nghê huyện Duyên Phước làm sông Câu Nghê. Sông Câu Nghê chảy xuống Đông An gọi là sông Chợ Cối, tức là Cối Giang. Cối Giang và Thế Giang đều chảy vào cửa biển Đại Chiêm.

Thiên Lộc nằm giữa nhiều nhánh sông sâu, thế rất hiểm. Quân nhà Nguyễn không đánh nổi. Nguyễn Cửu Dật bàn mưu cùng Thống binh Huy án binh bất động. Rồi cho đóng chiến thuyền, đặt đại bác, lén theo đường sông, lấy ván chận nước để đưa thuyền xuống, xuất kỳ bất ư, đánh úp đồn Thiên Lộc. Đồn Thiên Lộc bị vỡ. Binh của Lư Tài ở Thế Giang cũng bị đánh úp, binh của Tập Đ́nh đến cứu không kịp. Quân Tây Sơn Vương bị đại bại rút về án cứ Bến Ván và Châu Ổ (Quảng Ngăi).

Tây Sơn Vương chỉnh đốn lại đội ngũ, rồi theo thượng đạo đi tắt ra Ginh Giang cùng Tập Đ́nh và Lư Tài.

Quân nhà Nguyễn đóng tại Phú Ḥa thuộc huyện Ḥa Vang, nương thế sông làm hiểm cứ. Tây Sơn Vương dùng chiến thuyền từ Ginh Giang đánh xuống. Nguyễn Cửu Dật dùng kế sa nang, lấy bao đựng cát ngăn nước sông, rồi giả thua chạy, đợi quân Tây Sơn qua khỏi, vớt bao cát lên, nước ào xuống, thuyền Tây Sơn bị đắm khá nhiều. Bị thua quân Cửu Dật, Tây Sơn Vương kéo binh đến Mỹ Thị đánh Thống binh Huy. Huy bị thua kéo tàn binh chạy thoát. Tây Sơn Vương đóng binh tại Mỹ Thị, sai Tập Đ́nh đóng ở Cối Giang, và Lư Tài đóng ở Thế Giang để làm thế ỷ giốc.

Qua mùa thu (Giáp Ngọ 1774), Hoàng Ngũ Phúc vâng lệnh chúa Trịnh ở Đàng ngoài đem quân vào đánh lấy Phú Xuân. Chúa Nguyễn là Định vương Nguyễn Phúc Thuần cùng đ́nh thần chạy vào Quảng Nam, đóng ở Câu Để thuộc Ḥa Vang.

Quân Tây Sơn Vương kéo đến đánh. Chúa Nguyễn chống không nổi, chạy lên đóng ở Trà Tế Sơn thuộc huyện Quế Sơn, lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên làm Đông Cung Thái Tử, để ở lại giữ Quảng Nam, rồi cùng Nguyễn Phúc Ánh xuống thuyền chạy vào Gia Định. Đông Cung bị quân Tây Sơn đánh, chạy đến Hà Dục bị Tập Đ́nh và Lư Tài bắt được đem về Hội An.

Tiếp đó quân Hoàng Ngũ Phúc vượt Hải Vân vào chiếm đồn Trung Sơn và Câu Để. Tây Sơn Vương cùng Tập Đ́nh, Lư Tài kéo đại binh ra đánh. Tập Đ́nh đi tiên phong, bị quân Ngũ Phúc đánh thua, sợ tội bỏ chạy về Trung Quốc.

Tây Sơn Vương nhận thấy quân Hoàng Ngũ Phúc đă đông lại mạnh, ḿnh chưa đủ sức chống cự, bèn cùng Lư Tài rút hết quân về Quy Nhơn, đem hoàng tử Dương theo. Và làm kế hoăn binh, cho người mang thư và vàng lụa ra dâng cho Hoàng Ngũ Phúc, xin nạp đất Quy Nhơn và Quảng Nghĩa, cùng xin làm tiền khu đi đánh họ Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc muốn lợi dụng Nguyễn Nhạc để đánh đất Gia Định, bèn làm biểu xin chúa Trịnh cho

Vương là Tiên phong Tướng quân Tây Sơn Hiệu Trưởng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ và ấn kiếm vào Quy Nhơn ban cho Tây Sơn Vương.

Hoàng Ngũ Phúc đóng binh ở Châu Ổ, cuối năm Ất Mùi (1775) rút về Thuận Hóa. Tây Sơn Vương không lo mặt Bắc nữa, chuẩn bị đánh lấy mặt Nam.


ĐÁNH VỚI NHÀ NGUYỄN Ở MẶT NAM

Đi đánh mặt Bắc, Tây Sơn Vương không quên mặt Nam. Vương cử Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Lộc và Vơ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diên Khánh, B́nh Thuận để xem xét t́nh h́nh, liên lạc cùng Vua Thủy Xá (Pơtau Ea), Hóa Xá (Pơtau Apui), và vận động thân hào nhân sĩ địa phương hưởng ứng cuộc nam chinh.

Phái đoàn ra đi mùa thu năm Quư Tỵ (1773).

Thủy Xá và Hỏa Xá là con cháu của Vua Chiêm Thành, chiếm cứ sơn phần Phú Yên Diên Khánh và vùng Đăk Lăk, Ban Mê Thuột, không thần phục chúa Nguyễn, thường kéo người Thượng xuống quấy phá xóm làng Việt Nam. Được nhà Nguyễn phong cho chức Chưởng Cơ, không nhận. Tây Sơn Vương hứa phục hồi danh vị Phiên Vương khi b́nh định xong miền Nam, hai Vua hoan nghênh phái đoàn và hứa sẽ giúp đỡ quân Nam tiến.

Mọi tầng lớp nhân dân Phú Yên, Diên Khánh, B́nh Thuận đều chán ghét quan quân nhà Nguyễn, ai nấy đều mong có cuộc đổi thay.

C̣n quan quân nhà Nguyễn th́ chỉ lo bóc lột nhân dân, không nghĩ ǵ đến việc an nguy của quốc gia, cho nên việc pḥng thủ rất lỏng lẻo. Phái đoàn về tŕnh tâu rơ t́nh h́nh, Vương liền cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Đại Tướng Quân, cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, B́nh.

Xuất quân mùa đông năm Quư Tỵ (1773).

Mặt tây được hai Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Đi tới đâu được hoanh nghênh tới đó, và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết, và Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống.

Đại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ.

Trong khi Ngô, Nguyễn, Lê đi chinh Nam th́ ở Quy Nhơn, Nhưng Huy và Tứ Linh làm phản.

Nguyên Nhưng Huy và Tứ Linh nghe Tây Sơn Vương chuẩn bị Nam chinh, liền đến xin xung phong. Nghĩ rằng Huy, Linh trước kia đă từng quấy rối những vùng miền trong, để cho họ đem quân vào, sợ đồng bào sanh biến, nên Vương không chấp nhận lời thỉnh cầu. Hai người bất măn, nhân dịp đem quân đi tuần pḥng ban đêm, bỏ trốn về nguồn An Tượng, tập hợp đám côn đồ, kéo xuống đánh phá vùng Trường Úc. Trần Quang Diệu đem quân đánh dẹp. Huy, Linh bị bắt. Tây Sơn Vương muốn tha v́ có công lấy thành Quy Nhơn. Nhưng chư tướng đồng xin giết đi bởi Công nhỏ không bù được họa lớn, giữ lại trong quân là nuôi ong tay áo, cho về An Tượng là thả cọp về rừng. Vương phải theo ư chư tướng. Huy, Linh thản nhiên ra pháp trường, cười bảo nhau:

- Được th́ vểnh râu, thua th́ đứt cổ.

Ở Phú Yên, đầu xuân năm Giáp Ngọ (1774), Châu Văn Tiếp nổi dậy.

Châu Văn Tiếp là người Phù Ly, làm nghề buôn nhưng sức mạnh vơ giỏi. Khi Tây Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn, Châu không theo, đem gia đ́nh vào Phú Yên, cất nhà ở dưới chân núi Trà Lương thuộc Tuy An, nuôi chí diệt Tây Sơn pḥ Nguyễn chúa. Kịp lúc binh Tây Sơn đánh chiếm Phú Yên, Châu chiêu mộ hơn ngh́n người, dựng cờ khởi nghĩa. Cờ thêu bốn chữ lớn Lương Sơn Tá Quốc.

Trấn thủ Phú Yên là đô đốc Nguyễn Văn Lộc hay tin, đem quân đến vây đánh. Quân Châu Văn Tiếp chưa được huấn luyện kỹ càng, vừa xáp chiến đă ră tan, Tiếp tẩu thoát, chạy lên núi theo thượng đạo vào Gia Định cung thuận Định Vương.

Mùa thu năm ấy, viên lưu thủ đất Long Hồ trong Nam là Tống Phước Hiệp cử đại binh cùng Nguyễn Khoa Toàn ra đánh Tây Sơn.

Quân Nguyễn đánh chiếm B́nh Thuận. Tống Phước Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn ở lại, c̣n ḿnh kéo binh ra đánh Diên Khánh. Trấn thủ Lê Văn Hưng chận đánh. Nhưng nhận thấy quân địch đă đông lại có trọng pháo yểm hộ, liệu không thắng nổi, bèn bỏ thành trống, rút toàn quân về Phú Yên cùng Nguyễn Văn Lộc chống địch.

Chiếm được Diên Khánh rồi, Tống Phước Hiệp chia binh làm hai đạo kéo ra Phú Yên. Quân bộ th́ đóng tại núi Xuân Đài thuộc Đồng Xuân, quân thủy th́ đóng ở đầm Lănh Úc nằm phía đông nam Đồng Xuân. Rồi đưa thư ra Quy Nhơn đ̣i Tây Sơn Vương trả Đông Cung Nguyễn Phúc Dương.

Tây Sơn Vương muốn giữ kỹ Nguyễn Phúc Dương để làm con bài pḥng khi dùng đến, bèn đưa lên chiến khu. Lại truyền Nguyễn Huệ xuống Quy Nhơn để lo việc Nam chinh. Nguyễn Huệ liền giao Tây Sơn cho Bùi Thị Xuân và Vơ Đ́nh Tú quản đốc, kéo đạo binh người Thượng mới tuyển mộ xuống Quy Nhơn. Rồi vâng lệnh anh, vượt Cù Mông vào Phú Yên.

Nguyễn Huệ phóng tin cho Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng biết để hợp lực công địch. Quân Tây Sơn cắt đứt liên lạc giữa thủy binh và bộ binh của địch, rồi chia quân làm hai cùng lúc đánh Xuân Đài và Lănh Úc. Tống Phước Hiệp không thấy Vua Tây Sơn đáp ứng lời yêu sách của ḿnh, cũng không thấy quân Tây Sơn khởi động, đương nghi nghi ngờ ngờ, th́ bị đánh úp. Không kịp trở tay, binh của Tống cả thủy lẫn bộ đều bị tiêu diệt. Tống tẩu thoát về Nam. Quân Tây Sơn tiến đánh, lấy lại Diên Khánh và B́nh Thuận. Nguyễn Huệ giao việc pḥng thủ cho Nguyễn Văn Hưng và Lê Văn Lộc rồi kéo đạo binh người Thượng trở về Quy Nhơn[38].

Để giữ yên mặt Bắc, Tây Sơn Vương đưa tin thắng trận cho Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Phúc liền xin chúa Trịnh phong cho Vương làm Tây Sơn Hiệu Trưởng Tráng Tiết Tướng quân và phong Nguyễn Huệ làm Tây Sơn Hiệu Tiên Phong tướng quân.

Vương lại sai Lư Tài vào trấn B́nh Thuận, hiệp lực cùng Lê Văn Hưng ở Diên Khánh để pḥng thủ mặt Nam. Trần Quang Diệu can:

- Lư Tài là người Tàu, bụng dạ khó lường, không nên cho đi xa. Cọp sẩy chuồng khó bắt lại. Vương cười:

- Đă biết vậy. Song Lư Tài đánh giặc có công mà ḷng phản bội chưa có h́nh tích. Trừ đi không khỏi mang tiếng bẻ ná quên nôm. Hống nữa cũng như Tập Đ́nh, Lư Tài mạnh là nhờ nanh vuốt. Nay đám thủ hạ đă tử trận gần hết, th́ con cọp già không nanh vuốt dù hung hăn đến đâu cũng không đáng sợ. Hiện c̣n dùng được cứ dùng.

Đó là cuối đông năm Giáp Ngọ (1774).

Mùa xuân năm Ất Mùi (1775), Tây Sơn Vương sai Nguyễn Lữ và Phan Văn Lân đem thủy quân vào đánh Gia Định.

Quân Tây Sơn vây đánh Sài Côn (tức Sài G̣n). Định Vương Nguyễn Phúc Thuần khiếp sợ, chạy về Trấn Biên (tức Biên Ḥa). Tướng sĩ mở thành đầu hàng. Quân Tây Sơn kéo vào thành. Nguyễn Lữ cho khuân hết lương thực vũ khí xuống thuyền rồi sai Phan Văn Lân tải về Quy Nhơn, một ḿnh giữ Gia Định.

Sang năm Bính Thân (1776), Đỗ Thành Nhân ở Đông Sơn (Tam Phụ, Mỹ Tho) dấy binh giúp nhà Nguyễn, kéo đánh Sài Côn. Nguyễn Lữ không chống cự, bỏ thành rút quân về Quy Nhơn, Đỗ Thành Nhân rước Định Vương về Sài Côn lo việc pḥng thủ.

Tháng 10 năm ấy, Tây Sơn Vương sanh đặng con trai đặt tên là Bảo và mở yến tiệc ăn mừng. Đông Cung Nguyễn Phúc Dương lúc bấy giờ ở tại chùa Thập Tháp, thừa dịp quân canh ham vui lơ là canh gác, lẻn trốn xuống thuyền chạy về Gia Định.

Lư Tài ở B́nh Thuận biết rằng Vua tôi Tây Sơn Vương có ư nghi ḿnh, bèn bỏ vào đầu hàng chúa Nguyễn. Nhưng rồi lại bỏ chúa Nguyễn, kéo quân đến chiếm cứ núi Chiêu Thái ở Biên Ḥa. Nghe tin Đông Cung Dương vào Gia Định, Tài đón về tôn làm Tân Chính Vương, rồi đưa vào Sài Côn, tôn Định Vương làm Thái Thượng Vương. Đỗ Thành Nhân không phục bỏ về Đông Sơn.

Được tin lủng củng giữa bầy tôi nhà Nguyễn, tháng 3 năm Đinh Dậu (1777), Tây Sơn Vương sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem thủy binh vào đánh Gia Định.

Lư Tài không chống nổi, cầu viện quân Đông Sơn, Đỗ Thành Nhân làm ngơ. Thành Sài Côn thất thủ, Lư Tài chạy trốn ở núi Chiêu Thái, Thái Thượng Vương Thuần chạy qua Long Xuyên. Tân Chánh Vương Dương chạy đến Vĩnh Long. Cả hai đều bị quân Tây Sơn bắt giết. Các quan vơ nhà Nguyễn đều quy hàng.

Hạ xong thành Sài Côn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ kéo binh về Quy Nhơn, giao cho đám hàng thần là Tổng Đốc Chu, Hổ Tướng Hăn, Tư Khấu Uy, Hộ Giá Phạm Ngạn trấn thủ đất Gia Định.