Nguyễn Du

( 1765-1820 )

 

Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

 

Cụ tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên nhà cụ đời đời làm quan với nhà Hậu-Lê. Cụ có khí tiết: sau khi Tây Sơn dứt nhà Lê, cụ không chịu ra làm quan, chỉ lấy chơi bời săn bắn làm vui, trong chín mươi chín ngọn núi Hồng Sơn (ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh) không chỗ nào cụ không đi tới.

Năm Gia Long nguyên niên (1802), cụ được triệu ra làm tri-huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái B́nh), rồi được ít lâu thăng tri-phủ Thường Tín (Hà Đông). Năm thứ tám (1809), cụ ra làm cai-bạ tỉnh Quảng B́nh. Năm thứ mười hai (1813), thăng Cần-chánh điện học-sĩ, sung làm chánh-sứ sang cống bên Tàu. Đến khi về, thăng Lễ bộ hữu tham-tri. Năm Minh-mệnh nguyên niên (1820), lại có mệnh sang sứ Tàu, nhưng chưa kịp đi th́ cụ mất, thọ 56 tuổi.

Cụ học rộng, không những tinh thâm nho học, lại thông đạt cả đạo Phật, đạo Lăo. Cụ làm nhiều thơ văn và sách vở bằng chữ nho, như Thanh hiên tiền hậu tập, Bắc hành thi tập, Nam trung tạp ngâm, Lê quư kỷ sự. Cụ lại có biệt tài về văn nôm. Khi đi sứ Tàu về, cụ có soạn quyển truyện Thúy-Kiều mà nguyên lúc đầu tác-giả đặt nhan là Đoạn trường tân thanh (đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng mới).


Tác Phẩm
Truyện Thúy-Kiều nguyên cụ Nguyễn Du phỏng theo quyển tiểu thuyết Tàu mà làm ra. Song cụ chỉ lấy cốt truyện của Tàu, c̣n cách kết cấu, cách thuật các t́nh tiết, tả các nhân vật đều thay đổi châm chước cho hợp với tâm tính và phong tục người Nam.

Chủ ư của tác giả là cốt gửi tâm sự ḿnh trong cuốn truyện: Cụ vốn coi ḿnh như một cựu thần của nhà Lê, mà gặp lúc quốc biến không thể giữ trọn chữ trung với Lê Hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn. Cảnh ngộ thật không khác ǵ Thúy Kiều đă đính ước với Kim Trọng mà v́ gia biến phải bán ḿnh cho người khác, không giữ được chữ trinh với t́nh quân. Bởi vậy, cụ mượn truyện nàng Kiều để bộc bạch tâm sự của cụ. Trong truyện cụ lại khéo mô tả thế thái nhân t́nh, thật là rạch ṛi chí lư.

Lại thêm lời văn rất hay: từ đầu đến cuối, không câu nào non, không chữ nào ép, thứ nhất là những câu chuyển th́ thật là thần t́nh. Các lối văn như tả cảnh, tả t́nh, vẽ người, kể việc đều đủ cả mà lối nào cũng khéo hay.


Lược Truyện
1. Tác giả đem cái thuyết "tài mệnh tương đố" (tài mệnh ghét nhau) nêu lên làm luận đề cuốn truyện.

2. Thúy Kiều nhân chuyến đi thanh minh th́ gặp Kim Trọng, hai bên đính ước nhau.

3. Khi Kim Trọng từ biệt Kiều về hộ tang chú th́ Vương Ông bị thằng bán tơ vu oan phải bắt. Để có tiền chuộc tội cha, Kiều bán ḿnh cho Mă Giám Sinh và theo hắn về Lâm-Chi.

4. Mă Giám Sinh giao Kiều cho Tú Bà một mụ chủ hàng thanh-lâu. Kiều biết bị lừa nên toan bề tự tận. Tú Bà mới dỗ Kiều cho ra ở lầu Ngưng Bích nghỉ ngơi, hứa t́m nơi xứng đáng gă. Tú Bà lập mưu sai Sở Khanh ra mặt nghĩa hiệp rủ Kiều trốn. Sau đó Kiều bị Tú Bà Bắt về ép ra tiếp khách.

5. Thúc Sinh lấy Kiều làm thiếp. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen, đến bắt Thúy Kiều về hành hạ.

6. Kiều trốn nhà Hoạn Thư đến ở chùa với bà văi Giác Duyên. Ít lâu, bà cho Kiều sang ở nhà một người đàn bà hay đến lễ chùa là Bạc Bà. Không ngờ Bạc Bà giả lễ cưới Kiều cho cháu ḿnh là Bạc Hạnh để bán Kiều cho Tú Bà thanh-lâu ở Châu Thai. Tại đây Kiều gặp tướng giặc Từ Hải lấy làm vợ. Kiều nhân dịp báo ơn xưa, trả oán cũ. nhưng không lâu Từ Hải mắc lừa bị giết. Kiều đâm đầu xuống sông Tiền Đường, nhưng nhờ bà văi Giác Duyên vớt đem ở am của bà.

7. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, trở lại t́m Kiều; nghe tin Kiều bán ḿnh, mới nghe lời Kiều dặn lúc ra đi, lấy Thúy Vân. Sau, cùng với vương Quan đi thi đỗ làm quan, mới ḍ la tin tức Kiều, rồi gặp bà Giác Duyên đưa đến chỗ Kiều ở. Hai bên lại được đoàn tụ.

8. Đoạn kết tác giả nhắc lại thuyết "tài mệnh tương đố" mà khuyên người ta giữ lấy "Thiện tâm".