Khóc Nguyễn Du 

 

Phương Du Nguyễn Bá Hậu

Phương Du

Thi hào Nguyễn Du để lại cho hậu thế hai câu thơ ;
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Ngày nay, chúng ta, những người sống gần hai trăm năm sau khi Cụ Nguyễn Du qua đời, ta có cảm nghĩ ǵ về hai câu thơ trên ?
V́ lời thơ quá cô đọng, có nhiều ẩn ư cho nên t́m hiểu tác giả thật là khó.Với ba chữ ‘khấp Tố Như’, tác giả hỏi ta sau nầy khóc Cụ về những điều ǵ ? Muốn t́m lời giải đáp, ta cần t́m hiểu tác giả qua các khía cạnh sau đây : tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn chương và những tư tưởng tŕnh bày trong tác phẫm.

Về tiểu sử Nguyễn Du, ta được biết như sau :
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, ư nói con người thanh bạch ; hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765) trong một gia đ́nh quí tộc, có truyền thống về văn học, tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Về khoa cử, gia tộc có sáu tiến sĩ và một trạng nguyên. Cha là Hoàng Giáp Xuân quận công Nguyễn Nghiễm làm Tể tướng ; anh cả là Tiến sĩ Nguyễn Khản làm Tham tụng. Mồ côi cha năm mười tuổi, mẹ năm mười hai tuổi, Nguyễn Du trong thời niên thiếu sống với anh là Nguyễn Khản, vào thời đại khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Vua Lê Chúa Trịnh. Vua th́ làm v́, quyền hành trong tay Chúa. V́ bất đồng ư kiến trong việc tranh nhau quyền hành giữa hai anh em Trịnh Khải và Trịnh Cán, nên quan quân chia bè kết phái đánh nhau. Trịnh Khải chiêu mộ binh lính vùng Thanh Nghệ gọi là lính Tam phủ ra giúp. Sau khi thắng quân của Trịnh Cán, đoàn quân Tam Phủ khinh thường Trịnh Khải, nổi lên cướp phá đốt nhà của dân chúng và của các quan đại thần, gây ra cảnh loạn lạc gọi là loạn kiêu binh ; nhà của Nguyễn Khản, anh của Nguyễn Du cũng bị đốt phá. Nguyễn Du rời bỏ kinh thành, về quê mẹ ở Sơn Nam, sống cuộc đời ẩn náu nhưng cũng có thời giờ để dùi mài kinh sử. Năm 19 tuổi, Cụ thi đậu Tam trường. Sau đó Cụ giữ chức chánh thủ hiệu một đội quân ở Thái Nguyên cho tới khi vua Lê Chiêu Thống theo Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ kinh đô chống nhà Tây Sơn chạy sang Tàu cầu viện. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du về sống ẩn dật ở quê nhà, hằng ngày lấy việc săn bắn và câu cá làm thú tiêu khiển nên tự đặt biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ và Nam Hải Điếu Đồ. Đến năm 1802, vua Gia Long thống nhất sơn hà, đất nước thoát nạn nội tranh, trật tự được văn hồi, Nguyễn Du được nhà vua mời ra làm quan, nhậm chức Tri Huyện Phụ Dực rồi Tri Phủ Thường Tín. Năm 1806, Cụ được thăng Đông Các Học Sĩ. Năm 1809, làm Cai Bạ Quảng B́nh. Năm 1813, Cụ được thăng chức Cần Chánh Điện Học Sĩ rồi sung chức Chánh Sứ sang triều cống nhà Thanh. Lúc trở về được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Năm 1820, tiên sinh được cử đi sứ Tàu lần nữa nhưng chưa kịp đi, Cụ thụ bệnh mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Th́n (1820).
Nói tóm lại, cuộc đời Nguyễn Du không có ǵ để cho hậu thế phải than khóc. Lúc c̣n thơ ấu, Cụ sống trong nhung lụa. Từ khi mồ côi cha mẹ, Cụ sống với anh cả vào thời kỳ đất nước có loạn kiêu binh. Dưới thời Tây Sơn, Cụ sống ẩn dật ở quê nhà. Rồi Cụ ra làm quan dưới thời nhà Nguyễn cho đến chết. Cái chết của Cụ là cái chết tự nhiên chứ không phải do ai ám hại. Cụ không bị kết tội oan ức chu di tam tộc như Nguyễn Trăi.

Về phương diện văn chương, tuy mới đậu tam trường, Nguyễn Du đă sáng tác nhiều bài thơ bằng hán văn. Trong Thanh Hiên thi tập, tập thơ chữ Hán đầu tiên, hiện c̣n 78 bài. Cụ tả tâm t́nh trong những năm tháng long đong dưới thời tao loạn trong quyển thứ hai Nam Trung tạp ngâm, hiện c̣n 40 bài. Cụ than thở cuộc đời nghèo túng, ốm đau, mỉa mai bóng gió bọn quan lại hay chèn ép và đôi khi Cụ tự coi ḿnh v́ ra làm quan nên bị mất hết tự do của cuộc đời phóng khoáng. Trong tập Bắc Hành tạp lục, tác giả viết về những đề tài lịch sử và những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi sứ ở Trung Quốc.

                                                                          
Ngoài những bài thơ viết bằng chữ Hán kể trên, Nguyễn Du cũng sáng tác hai quyển thơ bằng chữ Nôm, quyển Văn Chiêu Hồn và truyện Kim Vân Kiều. Trong quyển Văn Chiêu Hồn, tác giả dành nhiều cảm t́nh với những kẻ thuộc tầng lóp nghèo khổ, làm ăn vất vả và bị oan ức bóc lột nhất là các phụ nữ bị sa vào cảnh măi dâm :
‘’ Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ?’’
Kim Vân Kiều Tân Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát có thể coi là tác phẫm chính của Nguyễn Du về cả hai phương diện văn chương và tư tưởng. Quyển nầy rất được phổ biến trong dân gian và được nhiều người thuộc khắp mọi giới thích đọc. Về phương diện văn chương trong truyện Kiều tác giả đă đạt đến mức tuyệt diệu. Từ xưa tới nay, ai cũng khen tài nghệ và kỹ thuật miêu tả, tự sự và diễn đạt t́nh cảm của tác giả. Nhiều nước trên thế giới đă cho dịch truyện Kiều sang tiếng bản xứ như Pháp, Anh, Đức, Ư, Ba Lan, Nga, Tiệp, Nhật Bản, Trung Hoa vv…Cơ quan văn hóa quốc tế (UNESCO) đă liệt Nguyễn Du vào hàng các danh nhân thế giới.

Tư tưởng Nguyễn Du trong truyện Kiều :
Giá trị một tác phẫm thường được chú ư về hai phương diện văn chương và tư tưởng. Từ trước đến nay, người ta quá chú trọng đến sự khen ngợi tài nghệ văn chương của Nguyễn Du trong truyện Kiều nhưng về phương diện tư tưởng, sự đánh giá chưa được đúng mức. Nguyễn Du trong Kim Vân Kiều đă tỏ ra là một nhà thơ có nhiều tư tưởng cao đẹp rất bổ ích cho nền luân lư và đạo lư tâm linh. Nhiều độc giả lại ngộ nhận chê bai tư tưởng của tác giả, nhất là về khía cạnh luân lư. Người ta chê Thúy Kiều không giữ công dung ngôn hạnh, có những hành vi đáng trách sau đây :
-Không đoan trang nết na, có tính cách lăng mạn, lợi dụng lúc cả nhà đi vắng lén lút sang nhà trai tṛ chuyện :
‘’Nàng rằng quăng vắng đêm trường
        V́ hoa nên phải đánh đường t́m hoa’’
-Rượu say túy lúy :
‘’Chén hà sánh giọng quỳnh tương…
Ḷng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng..’’
 -Đàn hát thuộc loại xướng ca vô loại :
‘’Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm’’
-Trao tặng nhau những kỷ vật bất chấp tục lệ ‘nam nữ thọ thọ bất thân’ :
‘’ Được lời như cởi tấc ḷng
                                    Giở kim thoa với khăn hồng trao tay’’
-Có tính dâm đăng quen sống trong cảnh măi dâm :
‘’Dập d́u lá gió cành chim
Sáng đưa Tống Ngọc, tối t́m Tràng Khanh’’
 V́ những cử chỉ trên của Kiều, cụ nghè Ngô Đức Kế trên tờ báo Hữu Thanh tháng chín năm một ngh́n chín trăm hai mươi bốn lên án truyện Kiều là một truyện phong t́nh không đường nào tránh khỏi cái án của tám chữ : Ai, Dâm, Sầu, Năo, Đạo, Dục, Tăng, Bi. Người ta kết tội Kiều tới mức khuyên phụ nữ đừng đọc Kiều :
‘Làm trai chớ kể Phan Trần
Làm gái chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều’
Cụ cử Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng Dân số 63 ngày 01-11-1933 phụ họa với cụ Ngô Đức Kế cho đăng bài Đường thi sau đây :
‘’ Á cũ qua rồi mới chữa Âu
Học Kiều xúm xít bọn mày râu
                             Đă mang thân thế nương nhà thổ
C̣n trách cha ông vụng kiếp tu
Một khúc đoạn trường khêu lửa dục
Mấy giây bạc mệnh chác hơi sầu
Biết chăng hỡi cụ Tiên Điền vậy
Muôn ác là dâm ấy sự đầu…’’
Vô tư mà xét những lời buộc tội Thúy Kiều tỏ ra quá khắc nghiệt và đôi khi không đúng. Thật ra Thúy Kiều mà tác giả mô tả trong truyện là một phụ nữ đáng làm gương về phương diện hiếu nghĩa và nhân ái. Nàng không ngần ngại hy sinh mối t́nh đằm thắm với Kim Trọng, chấp nhận bán ḿnh cho một ông già xa lạ (Quá niên trạc ngoại tứ tuần). Trong thời gian xa cách gia đ́nh, lúc nào nàng cũng thương nhớ cha mẹ và t́nh quân :
-Lúc ở lầu Ngưng Bích :
‘’T ưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống hăy rày mong mai chờ…
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ…’’
-Lúc ở lầu xanh :
‘’Nhớ lời nguyện ước ba sinh
                                  Xa xôi ai có thấu t́nh chăng ai ?
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà…’’
-Lúc ở Châu Thai :

                            ‘’Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu ĺa ngơ ư c̣n vương tơ ḷng…
Xót thay duyên cỗi, xuân già
Tấm ḷng thương nhớ biết là có nguôi…’’
Giữa lúc vui hưởng cuộc đời êm đẹp với Từ Hải, Thúy Kiều động ḷng nhân ái nghĩ đến bao người lâm cảnh tang tóc v́ chiến tranh, khuyên Từ Hải nên ngưng việc binh đao nhân cơ hội triều đ́nh cử Hồ Tôn Hiến đến chiêu phủ và ban thưởng. Nàng viện cớ rằng tài giỏi như Hoàng Sào mà cũng chẳng để lại tiếng thơm cho hậu thế :
‘’Ngẫm từ khởi việc binh đao
Đống xương vô định đă cao bắng đầu
                                    Làm chi để tiếng về sau
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào…’’
Ngộ nhận sự hy sinh cao cả của Kiều cho t́nh hiếu nghĩa, cho t́nh thương nhân loại và lại kết tội nàng quả thật là điều oan hại cho Nguyễn Du. May thay phong trào hủ Nho nầy không tồn tại được bao lâu. Từ đầu thế kỷ hai mươi, người ta đă cho ghi Truyện Kiều vào chương tŕnh giáo khoa ở bậc Trung học.
000000000000
Kết tội Thúy Kiều là con người đa dâm, thích làm gái măi dâm thật là một điều oan ức cho nàng. Thật thế, Thúy Kiều bị vào lầu xanh hai lần v́ bị mắc lừa. Nàng đă cố cưỡng lại bằng cầm dao tự sát và chạy trốn nhưng sự việc không thành :
‘’Liều ḿnh thế ấy phải lừa thế kia’’
Vả lại nàng đă nguyền rủa nghề nầy :
‘’Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi’’
Chẳng khác ǵ nữ sĩ Hồ Xuân Hương thóa mạ cái thân phận làm vợ lẻ :
‘’Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung’’
                                                                      
Về đường luân lư, Thúy Kiều tuy đa t́nh đa cảm nhưng không đi xa ngoài ṿng lễ giáo. Tuy giao du thân mật với Kim Trọng, nàng vẫn luôn luôn giữ chữ trinh. Khi Kim Trọng tỏ vẻ xàm xỡ :
‘’Sóng t́nh dường dă xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi ‘’
Nàng liền phản ứng ngay :
‘’ Đă cho vào bậc bố kinh
Đạo ṭng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Th́ con người ấy ai cầu làm chi ‘’
Về tục lệ cưới xin, Kiều vẫn tôn trọng ư kiến cha mẹ và sự mối lái :
‘’Dù khi lá thắm chỉ hồng
Nên chăng th́ cũng tại ḷng mẹ cha
Chút chi gắn bó một hai
Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh ‘’
Về tục lệ nam nữ thụ thụ bất thân, sự xé rào của Kiều nếu phái hủ Nho kết tội th́ trái lại phái cấp tiến lại hoan nghênh. Qua hành vi Thúy Kiều, Nguyễn Du đă tỏ ra có tư tưởng cấp tiến nên xóa bỏ những tục lệ cổ hủ xưa không thích hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Như vậy cụ đă đi tiên phong trong trào lưu canh tân xứ sở mà sau nầy nhóm Tự Lực Văn Đoàn cổ súy.

 

TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA NGUYỄN DU TRONG KIM VÂN KIỀU

 

Căn cứ vào hai câu thơ :
‘’ Âu đành quả kiếp nhân duyên
Cùng người một hội một thuyền đâu xa ‘’
Có độc giả cảm thấy rằng Nguyễn Du nghĩ cuộc đời ḿnh giống cuộc đời Thúy Kiều, một phụ nữ đa tài đa sắc, hiếu thảo mà phải chịu nhiều cảnh đoạn trường. V́ thế tác giả viết truyện Kiều để giải bày những tâm t́nh và ẩn ư về đời ḿnh có nhiều nghịch cảnh éo le giống như cuộc đời nàng Kiều, hợp với thuyết ‘tài mệnh tương đố’ và ‘hồng nhan bạc mệnh’. Thuyết nầy đă được chứng minh trong quyển truyện Phong T́nh Cổ Lục của Trung Hoa nhan đề là Vương Thúy Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân viết. Nguyễn Du đă phỏng theo cốt truyện nầy với ít nhiều thay đổi để viết tác phẫm Đoạn Trường Tân Thanh tức Kim Vân Kiều tân truyện.
Trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu, cụ Dương Quảng Hàm viết như sau : Truyện Kiều có thể coi là một câu chuyện tâm sự của Nguyễn Du tiên sinh, một bầy tôi có ḷng trung mà v́ cảnh ngộ không giữ được trung với cưụ chủ. Tác giả vốn tự coi ḿnh như một cựu thần nhà Lê mà gặp lúc quốc biến không trọn chữ trung với Lê triều lại phải ra thờ nhà Nguyễn. Tâm sự thật không khác ǵ tâm sự nàng Kiều đă đính ước với Kim Trọng mà v́ gia biến phải bán ḿnh cho người khác không giữ được chữ trung với t́nh quân. Bỡi vậy tác giả mới mượn truyện nàng Kiều để kư thác tâm sự của ḿnh. Muốn biết giả thuyết nầy đúng hay không, ta cần biết lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18, thời vua Lê Chiêu Thống, vị vua cuối cùng của ḍng nhà Lê. Trong lịch sử VN, ta chưa từng thấy có một vị vua nào đồi bại như vua Lê Chiêu Thống, một vị vua ngồi làm v́ để cho chúa Trịnh tiếm quyền gây nội chiến rồi sau đó chạy theo Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ kinh thành sang Tàu cầu cứu vua Càn Long đưa quân Tàu về đóng ở Bắc Ninh và Thăng Long, nhận sự đô hộ của nhà Thanh. May thay vua Quang Trung đă đuổi quân Tàu về nước, sau chiến thắng Đống Đa đầu năm Kỷ Dậu âl. 1789. Theo Khổng Tử, t́nh nghĩa vua tôi chỉ nên giữ khi nào vua phải ra vuạ (quân quân thần thần), trị nước có nhân có nghĩa, có tài có đức th́ bày tôi mới giữ ḷng trung thành. Nguyễn Du là một vị tố nho, không làm ngược lại lời dạy của Khổng Tử nên không nghĩ phải giữ ḷng trung với vua Lê Chiêu Thống, một vị đă vô tài lại c̣n vô đức, cơng rắn cắn gà nhà ḥng lấy lại ngôi vị. Vả lại nếu muốn giữ chữ trung (trung với nhà Lê), Nguyễn Du có thể hoặc đi theo vua Lê sang Tàu, hoặc bắt chước Nguyễn Thiếp La Sơn Phu Tử hay Phạm Quư Thích trùm chăn ngồi nhà dạy học hay tiếp tục câu cá và săn bắn. Gán cho Nguyễn Du những mục đích trên đây xem ra không đúng với ư đồ của tác giả khi viết Kim Vân Kiều. Nguyễn Du không có mục đích hạn hẹp kư thác hay giải bày tâm sự ḿnh. Trái lại cụ muốn truyền đạt những ư nghĩa sâu xa của sự đau khổ qua cuộc đời Thúy Kiều. Những ư nghĩa đó cụ gọi là Đoạn Trường Tân Thanh. Cụ cho nó là mới v́ ở vào thời đại của cụ ít người nghĩ tới. Phải là một nhà hiền triết có nhiều suy tư, có nhiều kinh nghiệm mới dám đề cập tới vấn đề đau khổ thuộc về tâm linh rất khó giải thích. Thật vậy, chỉ riêng về căn nguyên của sự đau khổ mà những nhà hiền triết đă giải thích không giống nhau. Lăo Tử tin vào số mệnh do trời định ; Khổng Tử coi đau khổ là lẽ tự nhiên của mọi sự xảy ra trong vũ trụ theo luật nhị nguyên như là có âm có dương, có nóng có lạnh, có mưa có nắng, th́ tất nhiên nếu có hạnh phúc th́ có đau khổ cho nên ta phải ḥa ḿnh mà sống trong những trạng thái đó. Đức Thích Ca coi đau khổ là nghiệp chướng theo thuyết nhân quả. Chúa KITÔ không giải thích căn nguyên của đau khổ, không xóa bỏ đau khổ, sẵn sàng chịu đựng đau khổ bất cứ từ đâu đến.
Như vậy rất có nhiều tiếng nói hay âm thanh về sự đau khổ. Sau đây là những ‘’âm thanh mới’’ được Nguyễn Du tŕnh bày trong tác phẫm Đoạn Trường Tân Thanh :
Đoạn Trường Tân Thanh thứ nhất :
Thời xưa người ta quan niệm số mệnh con người, đau khổ hay hạnh phúc đều do tiền định. V́ thế có câu Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định.
Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc có viết :
                     Vẻ chi ăn uống sự thường
Cũng c̣n tiền định khá thương lọ là
Cụ Nguyễn Du tin có thiên mệnh :
Ngẫm hay muôn sự tại trời
              Trời kia đă bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nhưng thiên mệnh theo Nguyễn Du không có nghĩa là tiền định cho con người. Tuy số phận con người do Trời định đoạt nhưng sự quyết định nầy không áp đặt cho con người trước khi con người hành động. Trái lại, Trời định đoạt sau khi xét xem hành động của con người để nếu tốt th́ ban phúc và nếu xấu th́ giáng họa.
Sư rằng : Phúc họa đạo Trời
Cỗi nguồn cũng ở ḷng người mà ra
Thật vậy, người ta ai cũng được hưởng sự tự do hành động, có quyền làm điều thiện hay điều ác và Trời không ép buộc ta trong công việc lựa chọn.
Theo luật nhân quả, ai làm điều tốt th́ được hưởng ơn lành ; ai làm điều xấu th́ phải gánh những tai họa. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ cũng như gieo gió gặt băo. Đó là một quy luật rất công bằng. Trong truyện Kiều, Mă Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh và Bạc Hạnh có tài làm điều ác nên gặp phải sự dữ : họ bị kết án tử h́nh. Kim Trọng, Thúy Kiều là những người chỉ làm điều lành th́ được hưởng cuộc đời đầy hạnh phúc sau một thời gian cam chịu sự đau khổ do kẻ ác tâm gây ra.
Như vậy, tân thanh thứ nhất của đoạn trường, theo Nguyễn Du là : sự đau khổ phần nhiều do con người gây ra chứ không phải do Tiền định.

Đoạn Trường Tân Thanh thứ hai :
Thuyết Tài Mệnh tương đố không hoàn toàn đúng. Người xưa tin vào thuyết tài mệnh tương đố và hồng nhan bạc mệnh.
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
Cụ Nguyễn Du cũng có nhắc đến niềm tin nầy bằng mây câu thơ sau đây :
Trăm năm trong cơi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau…
…………….
                Rằng hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?
Nhưng trong truyện Kiều, tác giả lại chứng minh điều trái ngược là tài mệnh tương trợ và hồng nhan không có bạc mệnh. Thật vậy, Thúy Kiều nhờ tài văn chương mà hai lần hưởng phúc tránh họa. Lần đầu ở phủ đường, Thúc Sinh thấy Kiều bị đánh đ̣n, than rằng văn thơ tài giỏi như nàng mà bị đánh đập.Quan phủ nghe thấy lời than, muốn xem coi có đúng không, hạ lệnh khoan đánh nàng và bảo nàng vịnh bài thơ với một đề tài rất hóc búa : Mộc già, ư nói cái gông bằng gỗ già mà Kiều đang đeo trên cổ. Xét thấy bài thơ quá hay, hay hơn cả những bài thơ thời Thịnh Đường, quan phủ truyền lệnh tha đánh Kiều và cho phép tổ chức lễ cưới một cách trọng thể.
Khen rằng : giá lợt Thịnh Đường
Tài này sắc ấy ngh́n vàng chưa cân..
Kíp truyền sắm sửa lễ công
             Kiệu hoa lướt gió, đuốc hồng điểm sao.
Lần thứ hai,Kiều được giải thoát cảnh nô tỳ trở thành văi Trạc Tuyền Quan Âm Các cũng nhờ tài văn chương. Sau khi đọc xong tờ thân cung của Kiều, Hoạn Thư đổi nét mặt, từ kiêu hănh ra ngẩn ngơ :
Liền tay trao lại Thúc Sinh
Rằng tài nên trọng mà t́nh nên thương….
Sẵn Quan Âm Các vườn ta
  Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh
Về số phận Thúy Vân, nàng có nhan sắc :
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
                Mây thua nước tóc, liễu hờn màu da…
Thế mà không bị bạc mệnh :
Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc, một sân quế ḥe…
            Phong lưu phú quí ai b́
Vườn xuân một cửa, để bia muôn đời…
Theo Nguyễn Du, thuyết tài mệnh tương đố không hoàn toàn đúng. Nó chỉ đúng khi đem áp dụng vào trường hợp những kẻ có tài mà tâm ác. Trái lại, những kẻ có tài mà tâm tốt th́ tài mệnh lại tương giúp nhau. Nguyễn Du nhấn mạnh đến chữ tâm, coi chữ tâm rất ảnh hưởng đến số mệnh con người :
Thiện căn ở tại ḷng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đoạn Trường Tân Thanh thứ ba :
Đau khổ không phải là một điều hoàn toàn vô ích, nhiều khi đau khổ là một điều có ích , nó giúp ta thành công và làm tăng giá trị tâm hồn ta. Dĩ nhiên, ai cũng muốn tránh đau khổ và muốn hưởng hạnh phúc, nhưng trong nhiều trường hợp, ta phải trải qua nhiều khó nhọc gian truân mới đạt tới thành công, mang lại hạnh phúc. Có làm th́ mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho. Có công mài sắt có ngày nên kim ; đó lá quy luật thiên nhiên. Về phương diện đạo lư, đau khổ là cơ hội tốt để ta đạt được hai điều sau đây : đền tội và lập công. Ở đời nầy, ai cũng có tội, tội ít hay tội nhiều, nhẹ hay trọng, bằng lời nói việc làm hay trong tư tưởng ; nhất là v́ lười biếng, thờ ơ không làm những việc thuộc tầm tay ta để cứu tha nhân. Kẻ nào nói ḿnh không có tội, theo Thánh Pierre, là kẻ nói dối. Hiền lành như Thúy Kiều mà cũng có nhiều tiểu tội như chạy trốn khỏi lầu Ngưng Bích, không tham khảo ư kiến của Thúc Ông và Hoạn Thư ; lấy cắp chuông vàng khánh ngọc của Hoạn Thư, nói dối sư Giác Duyên là đă qui y, quy Phật :
Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh
Qui y qui Phật tu hành bấy lâu
Ba trận đ̣n là cơ hội giúp Kiều đền tội :
Túc khiên đă rửa lâng lâng sạch rồi
Về khía cạnh lập công, đau khổ ta gặp là những thử thách để đo lường giá trị hồn ta v́ nếu không có gian nan nguy hiểm th́ bằng điều ǵ mà biết được giá trị công việc ta làm ? Đau khổ càng nhiều, giá trị hồn ta càng lớn. Thi hào Pierre Corneille đă viết : À vaincre sans péril, on triomphe sans gloire (chiến thắng mà không trải qua nguy hiểm th́ chẳng có ǵ là vinh quang).
Các bậc vĩ nhân, các đấng anh hùng là những người đă lập chiến công sau khi nhiều lần vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật. Các vị Thánh cũng vậy, vị nào cũng phải khắc phục cuộc sống vị tha đầy kham khổ. Chúa Kitô xuống trần chấp nhận đau khổ, chịu bị đóng đanh, chết trên thập giá, không một lời ta thán tuy bị vu oan, để đạt tới mục đích cứu chuộc tội lỗi loài người theo ư định của Chúa Cha.
Thúy Kiều cũng vậy, nàng chấp nhận chịu đựng một cách âm thầm những đoạn trường để đạt tới mục đích tối thượng là cứu cha. Đó là cơ hội để nàng lập công :
Hiếu tâm đă động đến Trời …
Thửa công đức ấy ai bằng…

Đoạn Trường Tân Thanh thứ bốn :
Nên có thái độ b́nh tĩnh khi gặp phải đau khổ. Người ta trong lúc b́nh an mạnh khỏe, sống trong hạnh phúc, thường không biết là ḿnh đang được hưởng ân huệ của Trời, không cám ơn Trời, coi hạnh phúc đó là điều tự nhiên nó đến. Nhưng khi gặp đau khổ th́ họ lại quy tội cho Trời, oán trách Trời là bất công hay ghen tỵ :
Phũ phàng chi bấy Hóa Công….
 
Lạ ǵ bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen..
 
Trẻ Tạo Hóa đành hanh quá ngán
Dắt díu người lên cạn mà chơi…
Oán trách Trời như vậy, không những phạm tội kiêu ngạo, xét đoán hồ đồ mà lại c̣n làm tăng sự đau khổ thêm. Nguyễn Du khuyên ta nên có thái độ b́nh tĩnh để kiểm thảo và suy ngẫm về sự việc đă xảy ra :
Đă mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lăn Trời gần Trời xa
Alfred de Vigny, nhà thi hào nổi tiếng của Pháp đă viết :
L’homme est un apprenti, la douleur est son, maitre
                    Et nul ne se connaît tant qũon n’a pas souffert
(Ta là thợ học nghề, khổ đau cho biết thêm về thân ta)              
Thúy Kiều tuy bị đau khổ v́ vu oan và lường gạt nhưng lúc nào cũng âm thầm chịu đựng :
Oan kia theo măi với t́nh,
Một ḿnh ḿnh biết, một ḿnh ḿnh hay…
 
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
            Giật ḿnh ḿnh lại thương ḿnh xót xa…
 
Buồng riêng riêng những sụt sùi
Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân
Thái độ b́nh tĩnh của Kiều trong cơn đau khổ giống hệt thái độ của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn vác thánh giá lên đồi Golgotha, chịu để đóng đinh và chết trên thập giá để đền tội cho loài người. Dọc đường không bao giờ Chúa kêu ca oan ức dù bị đánh đập rất tàn nhẫn.

Đoạn Trường Tân Thanh thứ năm : Thái độ chúng ta khi chứng kiến sự đau khổ của tha nhân :
Nguyễn Du cũng không quên nhắc đến trường hợp nầy. Cụ chia ra làm hai loại người có thái độ khác nhau trước sự đau khổ của người khác. Loại thứ nhất gồm những người như Sở Khanh và Bạc Bà là những kẻ làm tăng sự đau khổ của nạn nhân để trục lợi. Sở Khanh lừa gạt Kiều đi trốn để lấy 30 lạng vàng của Tú Bà ; Bạc Bà lừa gạt Kiều lấy cháu là Bạc Hạnh. Ngày nay hạng người nầy là những kẻ tổ chức đường giây vượt biển. Sau đó họ lại đi báo công an. Loại người thứ hai là những người như Sư Giác Duyên, giàu ḷng từ thiện, thuê hai ngư phủ « đóng thuyền, trực bến, kết chài » cứu vớt Thúy Kiều. Ngày nay họ là những đoàn y sĩ tổ chức những con tàu cứu khổ, tuần hành ở vùng Biển Đông để cứu vớt nạn nhân vượt biển.

Đoạn Trương Tân Thanh thứ sáu :
Trong lúc đau khổ ta cần phải có hy vọng vào sự xét xử công bằng của Trời. Ở đời nầy không có ǵ là vĩnh viễn. Sau cơn mưa Trời lại sáng cũng như
           Sau cơn Bỉ cực tới tuần Thái lai
Thật vậy, người ta chỉ sống bằng hy vọng về ngày mai tươi đẹp. Hy vọng là động cơ thúc đẩy ḷng kiên tŕ giúp ta khắc phục mọi gian truân. Không có hy vọng ta sẽ chán nản trước những khó khăn, dễ trở thành buồn rầu, không c̣n nghị lực để đạt tới mục đích. Trong Kim Vân Kiều, ở đoạn kết, tác giả đă cho độc giả biết sự thưởng phạt công minh của Tạo Hóa. Nàng Kiều, một người đầy thiện tâm đă phải chịu nhiều đau khổ do kẻ ác tâm hăm hại, được Trời ban cho phần thưởng rất lớn ;: Tái sinh, sống đoàn tụ với gia đ́nh.
Một nhà phúc lộc gồm hai
Ngàn năm dằng dặc quan giai lần lần
Một điều rất lạ với người phương đông là sau khi tái sinh, Kiều chỉ chấp nhận sống với Kim Trọng một cuộc sống tinh thần mà thôi.
Chàng dù nghĩ đến t́nh xa
Đem t́nh cầm sắt đổi ra cầm cờ
Khi Kim Trọng cho gia đ́nh biết về ư định nầy của Kiều
Hai t́nh vẹn vẽ ḥa hai
Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ
Ai cũng cho làm lạ
Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao
Đối với dân chúng phương tây, cuộc sống tinh thần nầy không có ǵ là lạ. V́ họ đă được Chúa Kitô cho biết rằng ở đời sống mai sau không có cuộc sống vật chất, mọi người chung sống với nhau trong cuộc sống tinh thần như các thiên thần vậy.

Ư nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Du :
Căn cứ vào những dữ kiện về cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Du, ta có thể đưa ra lời giải đáp như sau về hai câu thơ :
Bất tri tam bách dư niên hậu
                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Trong hai câu nầy, Nguyễn Du hỏi ta ai sẽ khóc Cụ và nếu có khóc Cụ th́ phải đợi 300 năm nữa.
Thiên hạ khóc Nguyễn Du về điều ǵ ? Sau khi thấu hiểu tư tưởng Cụ tŕnh bày trong tác phẫm Đoạn Trương Tân Thanh, ta thấy người xưa đă hiểu lầm Cụ cả về mặt luân lư lẫn về mặt đạo lư. Về mặt luân lư, người ta coi truyện Kim Vân Kiều là một truyện đầy tính cách dâm ô, xúc phạm đến thuần phong mỹ tục nên khuyên phụ nữ không nên đọc. Về mặt đạo lư, người xưa không biết đến giá trị tuyệt vời của những tư tưởng cao siêu mà tác giả tŕnh bày trong Đoạn Trường Tân Thanh. Họ gán cho Cụ đă tŕnh bày một đề tài mà Cụ không hoàn toàn đồng ư : đó là thuyết Tài Mệnh tương đố và Hồng Nhan đa truân.
Như vậy, ngày nay độc giả khóc Nguyễn Du v́ Cụ là nạn nhân của sự ngộ nhận những tư tưởng cao siêu mà Cụ đă dày công tŕnh bày trong tác phẫm Đoạn Trường Tân Thanh.
Ngoài sự ngộ nhận kể trên, độc giả c̣n khóc Nguyễn Du về điểm người đương thời không hiểu ư định của Cụ muốn mượn truyện phong t́nh để chỉ trích cái chế độ phong kiến cuối thế kỷ 18, một chế độ đầy bất công, tham nhũng gây đau khổ cho người dân mà kẻ tượng trưng là nàng Kiều. V́ không hiểu tầm quan trọng của vấn đề nầy nên nếp sống sa đọa của kẻ cầm quyền không bị phản đối mà vẫn được duy tŕ cho nên tác giả nghĩ rằng phải đợi ít lâu sau người đời mới thông cảm niềm lo âu của Cụ.
Ngay trong phần mở đầu của truyện Kiều, Nguyễn Du đă viết :
           Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng
Sau đó tác giả lần lượt mô tả những cảnh đoạn trường mà nàng Kiều phải gánh chịu do sự bất công của một chế độ phong kiến độc tài tàn bạo. Nàng Kiều tượng trưng cho người dân hiền lành, chất phác, có chút tiền hay chút nhan saắc để kẻ có quyền thế bóc lột hay trục lợi. Kẻ có quyền thế là giới thống trị ham mê tiền bạc, t́m mọi cách để moi tiền kẻ bị trị :
        Máu tham hễ thấy hơi đồng th́ mê…
Làm cho khốc hại chẳng qua v́ tiền.
Thấy Vương Ông có hai ả tố nga, chàng bán tơ liền vu oan giá họa cho ông. Phủ đường được dịp chẳng cần xét xử, sai người đến tịch thu tài sản, tra tấn phũ phàng, trói hai cha con, treo ngược lên sà nhà làm đau ḷng Thúy Kiều. Muốn êm câu chuyện, họ bảo nạn nhân phải có tiền để đút lót :
Tính bài lót đó luồn đây
      Có ba trăm lạng việc nầy mới xuôi.
Thế là Kiều phải hy sinh bán ḿnh chuộc cha, một thảm cảnh từ xưa tới nay vẫn thường xảy ra.
Những đoạn trường của Kiều lần lượt xảy đến bỡi sự đàn áp và lường gạt của những kẻ ác tâm. Nguyễn Du khóc về những bất công của xă hội và cũng khóc về sự lănh đạm của giới sĩ phu đương thời. Giới nầy vẫn c̣n bị ru ngủ bỡi những thuyết Tài Mệnh tương đố, Hồng nhan bạc mệnh, nhất trác nhất ẩm giai do tiền định, cho nên coi những đau khổ của con người là do số mệnh. Ngay như cụ tiến sĩ Phạm Quư Thích, bạn của Nguyễn Du, người phụ trách việc ấn loát và phổ biến quyển truyện, mà cũng vô t́nh đổi nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh sang Kim Vân Kiều tân truyện và đă làm một bài thơ đường vịnh Kiều với ư nghĩa Tài Mệnh tương đố :
Nhất phiến tài t́nh thiên cổ lụy
Tân thanh đáo để vị thùy thương
Tại sao Nguyễn Du lại nghĩ đến sự kiện phải ba trăm năm sau, độc giả mới khóc Cụ ? Bỡi người đương thời không hiểu rơ những căn nguyên sự đau khổ của người dân nên Nguyễn Du đă tự hỏi liệu 300 năm sau người ta có thấu hiểu được chăng những tư tưởng Cụ tŕnh bày trong Đoạn Trường Tân Thanh để rồi sẽ khóc Cụ. Thật vậy, chẳng cần phải đợi 300 năm mà ngày nay chưa được 200 năm, hầu hết dân Việt Nam chúng ta đều chịu đau khổ, khóc về những thảm cảnh có tầm mức quan trọng gấp trăm gấp ngàn lần những đoạn trường của Kiều.
Ngày xưa, giới thống trị mê tiền, nhưng cách làm tiền c̣n kín đáo Ngày nay, họ làm tiền một cách công khai, trơ trẽn. Nạn tham nhũng xảy đến cho tất cả cơ quan chính quyền đến nỗi danh từ kép ‘đầu tiên’ (nói lái là ‘tiền đâu’) là cửa miệng của các cán bộ khi tiếp cận với người dân. Ngày xưa có một nàng Kiều bị lừa gạt vào lầu xanh ; ngày nay hàng trăm ngàn phụ nữ bị như vậy. Các thành phố lớn như thành phố Hồ CíMinh đầy dẫy gái măi dâm đứng đường dưới quyền kiểm soát của ma cô. Các phụ nữ xấu số và nghèo đói phải kư hợp đồng hôn phối với người Đài Loan, th́ bị sa vào cảnh ngày làm việc hầu hạ các ông chồng tàn tật, bất lực, tối th́ làm đồ giải trí cho mọi người. Các phụ nữ kư hợp đồng lao công ở các xí nghiệp tại Đài Loan thường bị bọn chủ cưỡng hiếp. Trường hợp đau thương nầy đă được Linh mục Nguyễn Văn Hùng nói lên trên đài truyền thanh RFI. Ngày xưa chàng bán tơ vu oan cho Vương Ông để đ̣i ít tiền ; ngày nay ngườ ta vu oan, chụp mũ để sát hại nhau. Hàng ngàn thanh niên v́ bất đồng ư kiến với Cộng sản, bị chụp mũ là Việt gian rồi bị giết chết. Thưở xưa, Mă Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Hạnh lừa Kiều ; ngày nay lường gạt là chính sách của các lănh tụ Cộng sản. Dân chúng Việt Nam là nạn nhân của các sự lường gạt đó. Những hiệp ước do Cộng sản kư với người quốc gia không được tôn trọng. Kết quả là hàng ngàn thanh niên yêu nước của các phong trào, đảng phái quốc gia đă bị Cộng sản giết sau khi kư Hiệp ước Chính Phủ ḥa hiệp năm 1946 giữa Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. Ḥa ước Genève năm 1954 và Hiệp ước Ba Lê năm 1973 không được Việt Cộng tôn trọng. Ngày xưa một Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến lừa phải chịu chết đứng ; ngày nay hàng ngàn binh sĩ quốc gia bị Cộng sản lừa nên họ bị bức tử và dân chúng th́ hàng vạn người bị chết dưới biển sâu trên đường vượt tuyến. Trước những thảm cảnh đó, ai mà không khóc như Nguyễn Du ?

Nói tóm lại, trong tác phẫm Kim Vân Kiều, Nguyễn Du đă tỏ ra là một đại thi hào không những về phương diện văn chương mà c̣n cả về phương diện tư tưởng nữa. Tác phẫm nầy có thể coi như là bộ Kinh điển gồm những nét tinh hoa của các tôn giáo lớn như Tam giáo và Thiên Chúa giáo. Thật thế, đức năng thắng số của đạo Lăo đă được tác giả nhắc tới nhiều lần :
« Thửa công đức ấy ai bằng
Túc khiên đă rửa lâng lâng sạch rồi »….
                              « Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều »…
Những điều nhân, hiếu, nghĩa mà Khổng Tử răn dạy đă được Thúy Kiều thực thi trọn vẹn. Tư tưởng của Đức Thích Ca về đời là bể khổ, về nghiệp chướng với định luật nhân quả cũng đă được nhắc đến qua các câu thơ sau đây :
« Kiếp xưa đă vụng đường tu
Kiếp nầy chẳng kẻo đền bù mới xuôi…..
« Tu là cơi phúc, t́nh là giây oan….
« Sư rằng song chẳng hề chi
Nghiệp duyên cân lại, nhắc đi c̣n nhiều….
« Đă mang lấy nghiệp vào thân
                     Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa….

Tuy Nguyễn Du không được đọc những lời Chúa KITÔ dạy trong Kinh Thánh, nhiều tư tưởng của cụ rất trùng hợp với những cao điểm của đạo Công giáo. Sau đây là một vài dẫn chứng :
1- Về t́nh thương yêu : Chúa KITÔ nói : t́nh yêu đẹp nhất là sự hy sinh mạng sống cho người ḿnh yêu. Thúy Kiều đă hai lần thực thi điều nầy. Trước khi cầm dao tự sát để tỏ ḷng thương yêu cha mẹ và Kim Trọng, nàng nói :
              Lỡ làng nước đục bụi trong
Trăm năm để lại tấm ḷng từ đây
Trước khi gieo ḿnh xuống sông Tiền đường, để tỏ ḷng đáp lại ơn nghĩa của Từ Hải, nàng cũng đă nói :
     Rằng : Từ công hậu đăi ta
Chút v́ việc nước mà ra phụ ḷng….
Thôi th́ một thác cho rồi
Tấm ḷng phó mặc trên trời dười sông

Theo nhà học giả Nguyễn Thùy, tấm ḷng của Kiều nói đây là tấm ḷng yêu thương không những với cha mẹ, Kim Trọng và Từ Hải mà c̣n là tấm ḷng yêu thương tha nhân.
2- Về ḷng nhân ái, yêu chuộng ḥa b́nh : Chúa Kitô trong một bài giảng về tám ơn phúc, đă nói : Kẻ nào làm cho người ḥa thuận, kiến tạo ḥa b́nh, kẻ đó được gọi là con Đức Chúa Trời. Thúy Kiều cũng đă thực thi điều nầy. Giữa lúc đời sống đang trong ṿng hạnh phúc với Từ Hải, nàng động ḷng thương những kẻ bị đau thương v́ chiến tranh. Nàng cố thuyết phục Từ Hải nên băi bỏ việc binh đao nhân cơ hội triều đ́nh cử Hồ Tôn Hiến đến chiêu phủ.
3- Thánh sử Mathieu đă ghi lời Chúa Kitô nói như sau : Kẻ nào muốn giữ mạng sống cho ḿnh, kẻ đó sẽ mất sự sống. Kẻ nào mất sự sống v́ Ta (ư nói t́nh thương, v́ Chúa là t́nh thương) kẻ đó sẽ giữ được sự sống (Qui veut garder sa vie pour soi, la perdra ; qui perdra sa vie à cause de moi, la gardera). Đọc lời nói nầy của Chúa Kitô, ta thấy nó hơi nghịch lư khó hiểu. Nhưng nếu ta đọc Đoạn Trương Tân Thanh, ta thấy nó hợp lư và dễ hiểu. Thúy Kiều đă hai lần hy sinh tánh mạng về t́nh thương nhưng Trời không để nàng chết và nàng vẫn giữ được sự sống một cách viên măn.
4-Về cuộc sống sau khi được tái sinh : Thúy Kiều sống đời sống tinh thần trùng hợp với lời Chúa nói : đời sau ta sống đời sống tinh thần như các thiên thần.
5-Về sự tha thứ cho nhau, tư tưởng của Nguyễn Du cũng trùng hợp với lời Chúa Kitô dạy. Chúa nói : Ta phải tha thứ cho kẻ làm hại ta một khi họ tỏ ḷng ăn năn sám hối, xin lỗi việc ác của họ. Chúa c̣n nói thêm rằng nếu ta có tha thứ cho tha nhân th́ Thiên Chúa mới tha tội cho ta. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Kitô dạy các môn đệ cách cầu xin như sau : Xin Chúa Cha tha tội cho chúng con như chúng con đă tha kẻ xúc phạm đến chúng con, v.v…Chúa Kitô cũng bảo các môn đệ rằng khi đem lễ vật đến bàn thờ dâng Chúa để cầu xin, hăy về nhà làm ḥa, tha thứ cho nhau trước đă.
Trong việc xét xử Hoạn Thư, Thúy Kiều đă thực thi đúng như lời Chúa Kitô dạy. Nàng tha tội cho Hoạn Thư sau khi nghe Hoạn Thư tỏ bày sự ăn năn sám hối và xin nàng lượng xét :
 Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt t́nh chẳng theo,
                   Ḷng riêng, riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót ḷng gây việc chông gai,
C̣n nhờ lượng bể thương bài nào chăng ?
Thật vậy, sau khi đọc tờ thân cung, Hoạn Thư tỏ vẻ kính trọng Kiều, cho làm sư Trạc Tuyền và không truy tầm Kiều mặc dù Kiều đă bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc.

Thi phẫm ĐTTT của Nguyễn Du chứng tỏ tác giả là một đại thi hào, văn chương lỗi lạc và là một nhà hiền triết có những tư tưởng cao sâu về đạo lư. Tác giả cho ta biết những nỗi đau khổ của người dân dưới chế độ phong kiến thối nát độc tài tàn bạo, không có t́nh thương. Không những thế, Nguyễn Du c̣n là một nhà tiên tri sáng suốt, biết trước trong tương lai sẽ c̣n có nhiểu người bị đau khổ giống Thúy Kiều cho nên cụ đă để lại hai câu thơ trên đầy tâm huyết. Thật thế, ngày nay chín phần mười dân chúng Việt Nam đang phải sống dưới mức một dollar một ngày, tinh thần bị kềm chế, nhân quyền bị chà đạp bỡi một tập đoàn thống trị vô thần, vô lương, kiêu căng, ích kỷ. Ngày nào mà giới lănh đạo thôi áp dụng những chính sách vô nhân đạo của loài quỷ, ngày đó dân chúng mới thoát cảnh lầm than. Ngày nay, trong khi chờ đợi, hàng triệu con dân Việt Nam đang phải khóc giống thi hào Nguyễn Du.

 

KHÓC NGUYỄN DU

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?


Nguyễn Du
Hai thế kỷ qua Cụ Nguyễn Du
Đă than đă khóc bước trần du
Của Kiều bị gạt bao đau khổ
Phong kiến thuở xưa tệ thế ru ?

Lănh tụ thời nay cũng vậy ru ?
Phỉnh lừa dân chúng cảnh tiên du
Trước nền thống trị đầy tham nhũng
   Họ cứ điềm nhiên tựa ngủ ru.

Nhớ ngày rước tượng Mẹ luân du *
Thầm ước theo chân Mẹ viễn du
Xin lửa t́nh thương bừng khắp chốn
Cho ḍng đời chảy nhẹ êm ru

Lê gót đó đây sống lăng du
Nh́n đời dâu bể cảnh phù du
Vọng về quê Mẹ dân cơ cực
Ta khóc, khóc nhiều với Nguyễn Du.

 
(* luân du : Tượng Đức Mẹ Nữ Vương Ḥa B́nh chu du thế giới để các con chiên luân phiên chào đón).

Phương Du Nguyễn Bá Hậu