Lề Lối Nghiên Cứu Chính Trị Việt Nam

Của Một Vài Đại Học Hoa Kỳ

Trần Viết Đại Hưng

 

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên mà người Mỹ nếm mùi thất bại kể từ ngày lập quốc. Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đă có hàng ngàn cuộc nghiên cứu để t́m hiểu nguyên nhân thất bại của Mỹ và hậu quả của cuộc chiến này đối với người dân Việt Nam cũng như t́nh h́nh chính trị hiện nay tại Việt Nam. Người ta cứ tưởng rằng sau khi thất bại chua cay và nhục nhă tại Việt Nam, người Mỹ sẽ có một cái nh́n chính trị sâu sắc và đúng đắn về chính trị Việt Nam. Tiếc rằng chuyện trung tâm William Joiner center của Đại học Boston mời hai học giả vốn là đảng viên Cộng sản từ Việt Nam sang nghiên cứu về người tỵ nạn Cộng sản và chuyện sinh viên tiến sĩ Ôn thị Như Ngọc của đại học Irvine về Việt Nam nghiên cứu và công bố bản thăm ḍ dư luận ở Việt Nam cho rằng hiện nay có tới 90 % dân Việt Nam ủng hộ nhà nước đă làm cho nhiều người có một chút kiến thức tối thiểu về chính trị phải cau màu nhăn mặt về những nghiên cứu quái đản về chính trị Việt Nam của hai đại học trên. Những đại học này có thật sự ấu trĩ và ngây thơ khi làm những chuyện nghiên cứu trái khoáy hay có một âm mưu đen tối đứng sau lưng để cho ra đời những bản nghiên cứu có chiều hướng thân cộng và đó là lư do khiến bao nhiêu người phẫn nộ.

Đầu tiên là chuyện trung tâm William Joiner center đă mời hai học giả Cộng sản là Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi nghiên cứu về người tỵ nạn Việt Nam sau 1975. Cho tới giờ phút này th́ không ai chối căi được sự thật là hai học giả này đều là đảng viên cấp cao Cộng sản. Dùng người đảng viên Cộng sản để nghiên cứu t́nh cảnh của người tỵ nạn Cộng sản, thật trong cuộc đời không c̣n ǵ mỉa mai và vô lư hơn ! Hoàng ngọc Hiến trước ngày nhận nhiệm vụ nghiên cứu đă có lần du lịch Mỹ trong ṿng vài tuần. Ông về nước viết bài bút kư và cho rằng chuyện viếng Mỹ cũng chỉ là chuyện " cỡi ngựa xem hoa ", có nghĩa là ông không nắm chắc rơ ràng vấn đề ǵ của nước Mỹ mà chỉ hiểu biết qua loa v́ chỉ đi thăm nước Mỹ trong một thời gian quá ngắn. Biết bao nhiêu học giả tỵ nạn Việt Nam đang ở tại đất Mỹ mà trung tâm William Joiner center không mướn để lại đi mướn một người tự nhận là hiểu biết sơ sài về nước Mỹ như cán bộ Cộng sản như Hoàng ngọc Hiến thú nhận. Riêng Nguyễn huệ Chi th́ chưa bao giờ đến Mỹ trước khi qua Mỹ nhận công tác nghiên cứu.

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà trung tâm William Joiner center mướn hai học giả Cộng sản qua nghiên cứu về chuyện người tỵ nạn Việt Nam. Trung tâm này đă có mối quan hệ mật thiết với những người làm văn, làm báo Cộng sản ở Việt Nam. Trong cuốn sách " Chân dung và đối thoại ", nhà thơ Trần đăng Khoa đă cho biết mối dây thân t́nh của trung tâm William Joiner center và giới văn nghệ sĩ ở Việt Nam như sau:

"…..Bây giờ th́ tôi hiểu thế nào là hội thảo quốc tế rồi. Nó tương tự như ta đi hát karaoke. Chẳng biết những lần trước , các đoàn trước hội thảo thế nào, chứ lần này, tôi thấy vui vẻ lắm, chẳng có những câu hỏi móc mói, xỏ xiên, đúng là cuộc gặp gỡ bang giao của giới văn nghệ. Nghĩa là vui và có phần tầm phào. Những cuộc gặp gỡ thế này, hầu như đă thành thông lệ. Mỗi năm, vào dịp hè, trung tâm William Joiner lại mời một số nhà văn của ta đi tham dự. Nhà văn đầu tiên đặt chân lên cái " cung giăng " ấy là ông Lê Lựu vào năm 1991. Năm 1992, ông Lựu trỡ lại Mỹ lần thứ hai cùng với các ông Nguyễn Khải, Nguyễn quang Sáng và Ngụy Ngữ. Năm 1993, đoàn ta sang Mỹ có ba nhà văn : Hữu Thỉnh, Lê Minh Khuê, Nguyễn quang Thiều. Năm nay, số lượng đoàn ta đă lên đến 4 nhà văn. Trừ tôi là một gă cua đồng, với cái mặt ngô nghê như mặt chú Tễu, c̣n lại là ba ông Trạng, thông minh, uyên bác đến tột vời : Tô nhuận Vỹ, Phạm tiến Duật, Nguyễn quang Thiều. Có thể nói William Joiner center là một nhịp cầu quan trọng để văn học Việt Nam " đổ bộ" vào đất Mỹ. Cuốn tiểu thuyết " Thời xa vắng " của Lê Lựu do trung tâm tổ chức dịch cũng đă hoàn tất ở khâu bản thảo. Tập thơ Nguyễn quang Thiều gồm 60 bài, tập thơ Phạm tiến Duật 30 bài, do Nguyễn quang Thiều, Phạm tiến Duật dịch cùng với các nhà thơ Mỹ cũng đă xong, chỉ c̣n chờ xuất xưởng."

" Chân dung và đối thoại " của Trần đăng Khoa

trang 314, 315 "

Chính v́ có sự liên lạc mật thiết với những người làm văn nghệ, văn hóa trong chế độ Cộng sản Việt Nam nên mới có chuyện mời những học giả Cộng sản sang Mỹ nghiên cứu. Thật ra nếu mời những nhà văn Cộng sản này nghiên cứu về t́nh h́nh thơ văn của miền Bắc trong thời kỳ đánh Mỹ th́ cũng không ai phản đối làm ǵ , đàng này dùng những cán bộ văn hóa có thẻ đảng viên để nghiên cứu về người tỵ nạn là một việc làm tắc trách, ngu xuẩn không thể chấp nhận được.

Những người cầm đầu trung tâm William Joiner center liệu có hiểu được rằng những đảng viên như Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi phải răm rắp nêu cao tính Đảng trong bất kỳ công tŕnh nghiên cứu nào, dù là công tŕnh nghiên cứu ở nước ngoài. Đề tài nghiên cứu được giao cho Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi là " Tái xây dựng lại diện mạo và quê hương người Việt lưu vong " ( Reconstructing identity and place in the Vietnamese Diaspora ), một đề tài đ̣i hỏi người nghiên cứu phải thân cận và gần gũi với đa số người Việt lưu vong mới mong có những nhận định chính xác được. Chắc chắn khi biên soạn về đề tài trên, Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi không dám đề cập đến những nguyên nhân chính đă làm người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi như để tránh sự trả thù của Cộng sản. Sự kiện những sĩ quan trong quân đội Cộng Ḥa và những công chức trong bộ máy chính quyền cũ bị đày đọa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong những trại cải tạo độc ác đă cho thấy những người Việt lưu vong đă có sự lựa chọn đúng khi bỏ nước ra đi. V́ nếu nêu ra nguyên nhân bỏ nước ra đi này trong công tŕnh nghiên cứu của trung tâm William Joiner center th́ khi về nước chắc chắn họ sẽ bị chế độ Cộng sản trù dập ngay và họ chắc chắn sẽ đủ khôn ngoan để tránh đề cập đến tất cả những vấn đề tiêu cực có liên quan đến Cộng sản Việt Nam khi nghiên cứu về đề tài nói trên. Khi nghiên cứu mà đă bị một ṿng kim cô ư thức hệ trấn ngay trên đầu như thế rồi th́ nghiên cứu cái quái ǵ nữa nữa. Không có sự trung thực trong nhận định th́ làm sao kết quả nghiên cứu có giá trị được. Nói chung, Trung tâm William Joiner center đă mướn người theo tinh thần thù tạc, giao hữu giữa văn nghệ sĩ nên đă không nh́n thấy những hệ quả sâu xa có liên quan đến công tŕnh nghiên cứu và như thế là công tŕnh nghiên cứu của hai học gỉa Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi chẳng dám nêu ra những nguyên nhân đích thực của chuyện người Việt bỏ nước ra đi . Tóm tắt là công tŕnh nghiên cứu của họ chỉ đề cập loanh quanh những vấn đề bên ngoài và không dám đụng chạm đến thực chất căn bản bên trong của vấn đề. Tới giờ phút này họ đă làm xong công việc, lănh lương và đă trở về Việt Nam. Tội nghiệp cho người dân Mỹ đă đóng thuế vốn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của ḿnh để cho trung tâm William Joiner center của Đại học Boston ( UMASS) tiêu phí vào những công tŕnh nghiên cứu ngu xuẩn và đần độn như vậy. Đại học bao giờ cũng tượng trưng cho trí tuệ của một quốc gia và chuyện làm thiếu suy nghĩ của trung tâm William cho thấy trí tuệ của trường Đại học Boston vẫn c̣n ở trong trạng thái tŕ trệ, dốt nát. Nếu Trung tâm William Joiner center mướn Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi nghiên cứu về thơ văn ở miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ th́ người tỵ nạn cũng không hoài công chống đối làm ǵ cho mệt. V́ đề tài hai đảng viên Cộng sản biên soạn có liên quan đến căn cước tỵ nạn của người Việt Nam lưu vong và sẽ mang lại những hậu quả tai hại lâu dài trong tương lai nên mới có sự chống đối mănh liệt từ người tỵ nạn như đă xảy ra. Phải chăng trung tâm William của đại học Boston có chân trong " Hội chứng Việt Nam" nên mới có hành động mướn người nghiên cứu một cách thiếu sáng suốt và nghịch lư đến như thế?

Cũng may ở đại học này có " người tù kiệt xuất " Nguyễn hữu Luyện cùng một số thân hữu đă mang nội vụ khuất tất này ra ánh sáng. Chuyện kiện tụng đang tiến hành và chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp để người Việt lưu vong sẽ không bị hoen ố dưới ng̣i bút mô tả của hai đảng viên Cộng sản cao cấp này. Trung tâm William Joiner center của Đại học Boston thay v́ phiền bực về chuyện làm của ông Luyện ( vốn là một sinh viên cao học của đại học này) th́ trái lại nên mang ơn ông v́ ông đă giúp cho trung tâm này xóa bỏ một vết nhơ trong một công tŕnh nghiên cứu văn hóa của đại học này. Công tŕnh nghiên cứu về người tỵ nạn của hai đảng viên Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi nếu được công bố và lưu hành th́ chắc chắn là một sự ô nhục cho Đại học Umass -Boston nói riêng và đại học Hoa Kỳ nói chung. Vấn đề bây giờ của trung tâm William Joiner center là phải can đảm nh́n nhận lỗi lầm thuê mướn của ḿnh và hủy bỏ ngay công tŕnh nghiên cứu thiếu vô tư và sai sự thật của hai học giả Cộng sản nói trên. Nếu cứ tiếp tục cố chấp mà chống chế cho việc làm thuê mướn ngu xuẩn và sai trái của ḿnh th́ sẽ làm mất giá trị của trung tâm nghiên cứu này thêm. Trong vấn đề tuyển sinh nghiên cứu, nên thuê mướn những người có khả năng thật sự để biên soạn những công tŕnh có giá trị chứ không nên v́ t́nh thần thù tạc, xă giao bè bạn để mướn những người thân quen của ḿnh vào công tŕnh nghiên cứu để làm cho chuyện nghiên cứu trở thành thiếu nghiêm túc và thiếu trung thực. Hy vọng bài học sai lầm của trung tâm William sẽ là một tấm gương cho những đại học khác soi chung và sẽ không bao giờ phạm vào lỗi lầm mà trung tâm này đă làm.

Nói đến Trung tâm William Joiner center th́ không thể không nhắc đến nhân vật mang tiếng phản chiến và thân cộng Nguyễn bá Chung hiện đang nằm trong đại học UMASS này. Chính nhân vật này đă " đưa đường dẫn lối" cho bọn cán bộ văn hóa Cộng sản xâm nhập vào Trung tâm này để cuối cùng đưa đến chuyện trái tai , gai mắt là thuê mướn cán bộ Cộng sản để nghiên cứu về những người tỵ nạn Cộng sản. Làm như thế chẳng khác ǵ mướn học giả Đức quốc xă để nghiên cứu về những nạn nhân Do Thái trong những nhà sát sinh do chế độ Đức quốc xă lập nên.

Chuyện trớ trêu của Trung tâm William Joiner center chưa nguôi ngoai th́ gần đầu năm Nhâm Ngọ 2002, Đại học Irvine ở California đă công bố một công tŕnh nghiên cứu của một sinh viên tiến sĩ khoa chính trị là cô Ông thị Như Ngọc rằng hiện nay có tới 90% dân Việt Nam ủng hộ chính quyền hiện nay làm nhiều người Việt Nam bực tức và khó chịu. Vấn đề căn bản trong chuyện nghiên cứu của Ôn thị Như Ngọc là cô ta có hiểu là ở trong chế độ Cộng sản hiện nay ở quê nhà, người dân có thực sự tự do để công khai bày tỏ thái độ ủng hộ hay chống đối nhà nước hay không? Câu trả lời dứt khoát là chưa. Những người mới bày tỏ ư kiến phê phán nhà nước như Lm Nguyễn văn Lư, Ḥa Thượng Quảng Độ, Cụ Lê quang Liêm đều bị nhà nước chuyên chính vô sản dùng biện pháp tù đày và cô lập để trấn áp những tiếng nói lương tâm này. Thế th́ chuyện cô sinh viên tiến sĩ ngành chính trị của Đại học Irvine bày đặt chuyện thăm ḍ dư luận về thái độ của người dân Việt Nam đối với chính quyền Cộng sản hiện tại là một chuyện làm ngu xuẩn, thiếu ư thức chính trị. Người dân trong chế độ Cộng sản Việt Nam không thể có tự do phê phán chính quyền như những người dân ở những nước dân chủ khác v́ khi họ lên tiếng phê phán chính quyền, họ lập tức bị quy chụp tội phản động và con đường đi đến nhà tù cải tạo cũng rất gần và trường hợp của Lm Nguyễn văn Lư bị tù cải tạo sau khi phê phán nhà nước Cộng sản là một bằng chứng hùng hồn nhất về chuyện ở Việt Nam chưa có tự do phê phán nhà nước. Thế th́ tỷ lệ 90% dân chúng ủng hộ nhà nước do Ông thị Như Ngọc của Đại học Irvine công bố ra hoàn toàn không có giá trị sự thật nào. Những người được phỏng vấn chỉ c̣n biết lên tiếng ủng hộ nhà nước v́ nói khác đi th́ h́nh phạt sẽ chờ đón họ khi công tŕnh nghiên cứu được công bố ra. Liệu Ông thị Như Ngọc thật sự ngây thơ trong khi nghiên cứu đề tài chính trị của ḿnh hay có một thế lực đen tối nào đă xen vào để đưa ra một công tŕnh nghiên cứu chính trị có lợi cho Cộng sản Việt Nam. Đại học Irvine đă đi theo vết xe đổ của Trung tâm William Joiner center để công bố ra một công tŕnh nghiên cứu chính trị Việt Nam mà đă sai từ nguyên tắc căn bản.

Cái học vị sinh viên tiến sĩ chính trị của Ôn thị Như Ngọc đă không giúp cô này hiểu rơ hơn về sự hạn chế phát biểu của người dân trong chế độ độc tài Cộng sản đă làm người ta nhớ tới mấy câu thơ mỉa mai của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện khi ông mỉa mai về sự ấu trĩ về chính trị của những chính trị gia trên toàn cầu về Cộng sản Việt Nam "

V́ sống một ngày trên đất Bắc

Bằng nơi khác sống ngàn thu

Nên một bà ǵa nhà quê trên đất Bắc dù ngu

Cũng hiểu Cộng sản đúng hơn nhiều chính trị gia toàn cầu xuất sắc

Nguyễn chí Thiện cũng từng nói thẳng về cái đần độn, ngu xuẩn của Triết gia nổi tiếng Bertrand Russell khi ông này lên tiếng ủng hộ Cộng sản Việt Nam:

Ông là một bậc triết nhân

Nhưng về chính trị ông đần làm sao

Ông bênh Cộng sản ồn ào

Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam

Mời ông tới Bắc Việt Nam

Xem nô lệ đói phải làm ra sao

Mời ông tới các nhà lao

Xem ḅ, lợn được đề cao hơn người

Không ai kêu nổi một lời

Mồm dân Đảng khóa đă mười mấy năm !

Xem rồi ông mới hờn căm

Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm

Tuổi ông ngót nghét một trăm

Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy

Về môn " Cộng sản học " này

( Gửi Bertran Rút-xen ( 1968) )

Loại trí thức chính trị hôm nay là Ôn thị Như Ngọc cũng u mê, đần độn không kém lớp trí thức thời thượng Bertrand Russell ngày xưa. Nói chung đám trí thức ngu muội này chưa hiểu thấu chế độ Cộng sản nên có những lời phát biểu cũng như công tŕnh nghiên cứu chính trị nhằm đề cao Cộng sản một cách sai lầm và đáng trách.

Từ trước đến nay, môn chính trị được xem là một môn dùng để an nước trị dân và người ta thường coi nó như một khoa thuộc về xă hội. Người Mỹ c̣n coi môn chính trị là một loại khoa học, bởi vậy mới có cái tên khoa học chính trị ( political science). Tiếc rằng cứ nh́n cung cách và lề lối nghiên cứu đần độn, ngu xuẩn của Trung tâm William joiner center của Đại học UMASS- Boston và của Đại học Irvine qua công tŕnh của nghiên cứu sinh Ôn thị Như Ngọc th́ người ta mới ngao ngán và khinh bỉ cho cái phương pháp nghiên cứu dốt nát và tắc trách của những người dạy và nghiên cứu chính trị ở Đại học Mỹ.

Sau chiến tranh Việt Nam , có chừng vài ngàn cuốn sách và công tŕnh nghiên cứu viết về chính trị Việt Nam để rút khuyết điểm cho những sai lầm của chính phủ và quân đội Mỹ đă phạm trong chiến tranh Việt Nam. Ai cũng nghĩ rằng khi rút được những khuyết điểm sai lầm ở Việt Nam, người Mỹ từ nay sẽ có một cái nh́n thấu đáo và sâu sắc hơn về vấn đề chính trị Việt Nam. Tiếc rằng nh́n những chuyện quái gở của Trung tâm William Joiner và Đại học Irvine th́ cũng rút ra nhận xét rằng người Mỹ vẫn c̣n u mê, đần độn và dốt nát về chính trị Việt Nam. Có nh́n thấy điều này th́ mới thấy thất bại của Mỹ ở Việt nam là chuyện tất nhiên phải xảy ra.

Nếu không thay đổi lề lối và phương cách trong chuyện nghiên cứu về chính trị Việt Nam th́ chắc chắn Việt Nam không phải là thất bại đầu tiên của nước Mỹ mà sẽ c̣n thêm nhiều thất bại nữa sẽ đến với cường quốc Hoa Kỳ vốn là nước tiên tiến hàng đầu của thế giới về sức mạnh kỹ thuật và quân sự nhưng chính trị vẫn là một địa hạt mà nước Mỹ vẫn đang trong t́nh trạng ấu trĩ và chuyện nghiên cứu kỳ quái ở hai trường đại học là những bằng chứng hiển nhiên nhất.

Chính trị là đường đi nước bước của một quốc gia. Đại học là trí tuệ của quốc gia. Những người lănh đạo ở Tây phương cũng thường xuất thân từ môi trường đại học và thường căn cứ trên kết quả nghiên cứu của những trường đại học để hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại cho đất nước. Nghiên cứu chính trị sai lầm ở đại học sẽ làm cho quốc gia ấy đi theo những đường hướng sai lầm để rồi mang lại đau thương, nhục nhă cho cả dân tộc.

Cần phải có kế hoạch để chấn chỉnh lại ngay cái lề lối nghiên cứu chính trị dốt nát, ngu đần hiện nay ở các đại học là chuyện cần làm ngay để Hoa Kỳ có thể có những chính sách hợp thời, đúng đắn hầu có thể tạo dựng uy tín và sự nể phục của quốc tế. Nếu không thay đổi lề lối nghiên cứu chính trị ở những trường đại học th́ Việt Nam chưa chắc là thất bại đau đớn đầu tiên của Mỹ mà Mỹ sẽ phải c̣n phải gánh chịu thêm nhiều đau thương, nhục nhă nữa trong tương lai.

Lawndale, một trưa nóng nực, bức bối giữa tháng 3 năm 2002

 

Trần Viết Đại Hưng