Ông Phan Văn Khải thăm nước Mỹ để đi về đâu ?

 

Thanh Quang

 

Một cuộc vận động ngoại giao vừa được mở ra từ Hà Nội với ba mũi nhọn Nông Đức Mạnh xuất ngoại đi Pháp, Phan Văn Khải qua thăm Mỹ và Trần Đức Lương công du Trung Quốc. Dư luận trong và ngoài nước đang t́m hiểu ư nghĩa đă có hay sẽ có của cuộc vận động này để coi nó có thể là chỉ dấu báo hiệu một chuyển biến mới về chính trị ở Việt Nam hay không? Thanh Quang của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiêp, hiện là Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền ở Paris, về ba cuộc vận động ngoại giao nói trên. Bài phỏng vấn này đă được phát đi trên làn sóng của Đai ACTD trong chương tŕnh phát thanh buổi tối ngày 18-06-2005, lúc 21g30. 

 

Thanh Quang: Luật sư nhận định thế nào về sự kiện ba nhà lănh đạo hàng đầu của Hà Nội, liên tiếp xuất ngoại trong ṿng hơn một tháng, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến Pháp, ông Thủ tướng Phan Văn Khải qua Mỹ và ông Chủ tịch nước Trần Đức Lương đi Trung Quốc? Liệu có phải là một trùng hợp ngẫu nhiên trong sinh hoạt ngoại giao b́nh thường hay là một chuyển động khởi đầu đổi mới đường lối đối ngoại của Hà Nội?

 

Trần Thanh Hiệp: Tuy không thể coi cuộc vận động ngoại giao hiện đang diễn ra của Hà Nội là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng khó mà khẳng định rằng đó đích thực là chỉ dấu báo hiệu một thay đổi chiều hướng cùng đường lối đối ngoại của Hà Nội, v́ lúc này hăy c̣n quá sớm. Không chừng điều này có thể sẽ xảy ra trong tương lai, chưa ai biết được. Ngay trước mắt ta chỉ nên nói rằng cuộc vận động ấy chính là một sắp xếp của Hà Nội để chống đỡ, trước sức ép của t́nh thế. Sức ép này, bề ngoài không có những h́nh thức mạnh mẽ như những biến cố có tính cách mạng đảo lộn, nhưng bên trong, nó mang tự thân nó một sức nặng rất lớn của t́nh trạng ù ĺ tích lũy, con đẻ của chủ trương cố hữu của Hà Nội chỉ chạy trốn về phía trước để lẩn tránh mọi khó khăn. Nay th́ những khó khăn đủ loại này, ở trong nước cũng như trên b́nh diện quốc tế, đă chồng chất tới mức độ khiến cho Hà Nội lâm vào thế mà ngôn ngữ b́nh dân gọi là phải khấn vái tứ phương: Ông Mạnh đi Pháp, ông Khải đi Mỹ, ông Lương đi Trung Quôc. Cho nên phải đánh giá cuộc vận động ngoại giao Mạnh, Khải, Luơng không phải về một mặt nhất định mà về rất nhiều mặt. Nh́n vấn đề một cách không giản đơn như vậy, th́ sẽ nhận thấy rằng cuộc vận động ngoại giao này chỉ nổi bật về những mặt tiêu cực của nó.

 

Thanh Quang: Căn cứ vào đâu mà nói là tiêu cực hay không tiêu cực?

 

Trần Thanh Hiệp: Vào nhiều cơ sở. Trước hết là vào thực tế đă xảy ra trước mắt, thí dụ như chuyến đi Pháp của ông Nông Đức Mạnh.  Ông Tổng bí thư này đă tới Paris, cái nôi của nền dân chủ gọi là dân chủ tư sản, vùng đất thịnh đạt của chủ nghĩa tư bản mà Cộng Sản từng coi là không đội trời chung, lại đúng lúc chính quyền phe hữu của Pháp kỷ niệm cuộc thất trận của đoàn quân viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ và người chiến thắng không ai khác hơn là Đảng của ông Tổng bí thư Mạnh.  Báo chí địa phương - ở Paris - tuờng thuật rất sơ sài, dư luận quốc tế thờ ơ. Rơ ràng là chuyến công du của ông Mạnh đă chẳng bồi dưỡng ǵ thêm cho uy tín đang sa sút của Đảng do ông lănh đạo. Mặt khác, về chuyến công du Trung Quốc của ông Trần Đức Lương th́ nhiều ư kiến cho rằng chuyến đi này cũng không ra ngoài thông lệ xưa nay trong đường lối ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc. Là: khi có nhân vật lănh đạo nào của Việt Nam đi sang phương Tây th́ tất phải có người ngang cấp từ Hà Nội sang Bắc Kinh giải thích và trấn an Thiên triều. Lần này, mong rằng Hà Nội sẽ không phải nhượng bộ Băc Kinh thêm chút nào nữa. Riêng về phần ông Khải th́ chủ nhật này ông mới đặt chân lên đất Mỹ. Ông sẽ thăm viếng hai tập đoàn tư bản lớn nhất nước Mỹ, rồi tới Washington để hội kiến với Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng điều ai cũng có thể biết được ngay từ bây giờ là ông Khải không phải là người lănh đạo có quyền quyết định, mà là thuộc cấp thừa hành của tập thể cầm quyền ở Thăng Long. Vậy mọi thoả thuận, nếu có, đều đă được quyết định ở khâu cơ cấu chính trị cao hơn chính phủ, trước khi ông Khải tới Washington. Vai tṛ của ông Khải rút lại chỉ là để chính thức hoá những thoả thuận ấy. Lại nữa, ông Khải không phải tới thủ đô nước Mỹ chỉ để thu hoạch thắng lợi. Nhiều hồ sơ liên quan đến t́nh trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam đang chờ đón ông Khải ở Toà Nhà trắng. Về điểm này th́ ông Khải có thể sẽ phải thoả măn những đ̣i hỏi của phía Mỹ để đổi lấy được sự ủng hộ của Washington cho Việt Nam vào WTO cùng với những mối lợi khác. Theo Hiến pháp Việt Nam, điều 112,  ông Khải, với tư cách Thủ tướng chính phủ, có phần trách nhiệm thực hiện những ǵ CHXHCNVN đă kư kết hoặc gia nhập. Ông Khải không thể lẩn tránh và phía Mỹ tất đă nắm vững điều này. Như vậy là ông Khải sẽ gặp những thử thách gay go.

 

Thanh Quang:   Nói về nhân quyền th́ chắc Luật sư cũng c̣n nhớ rằng phía Mỹ đầu tháng trước đă chính thức nh́n nhận rằng ở Việt Nam đă có nhiều tiến bộ đáng kể trong lănh vực này.

 

Trần Thanh Hiệp: Đó là cách nói của những người Mỹ có trách nhiệm ngoại giao, nói lịch sự để khuyến khích người đối thoại trong các cuộc thương lượng. Nhưng khi cho điểm tốt như thế, viên chức ngoại giao Mỹ đă không quên xác định thêm rằng phía Việt Nam đă hứa sẽ thi hành một số điều khoản do phía Mỹ yêu cầu để khỏi phải chịu những chế tài được dự liệu cho những nước bị ghi tên vào danh sách CPC, là những quốc gia cần được quan tâm v́ vi phạm nhân quyền. Việt Nam xă hội chủ nghĩa là một trong những quốc gia CPC này.  Theo phia Mỹ, phía Việt Nam đă hứa nhiều. Nhưng cho đến nay ở Việt Nam trên thực tế chưa thấy thực hiện được những cải thiện đă loan báo. Cả một hệ thống văn bản pháp lư đàn áp nhân quyền chưa được băi bỏ và vẫn c̣n được ngang nhiên áp dụng.

 

Thanh Quang:   Thưa ông dường như theo nhận định từ phía Hoa Kỳ th́ pháp lệnh tôn giáo và chỉ thị thi hành pháp lệnh ấy do Thủ tướng Khải kư lại là những văn bản pháp lư bỉểu hiện sự tiến bộ như các viên chức ở Washington thường nói.  Có thể đối với hành pháp Mỹ th́ đó là điểm tích cực chăng?

 

Trần Thanh Hiệp: Như tôi đă nói, ngôn ngữ ngoại giao là để khuyến khích sửa đổi. Đừng nên quên là sự khuyến ấy đă đi kèm với những điều kiện là phía Viêt Nam phải sửa đổi như đă hứa. Tức là giữa hai bên đă có những cam kết mới, v́ tế nhị của ngoại giao, chưa công bố và c̣n chờ đợi được thi hành. Đứng về mặt luật học thuần tuư mà xét, một chỉ thị không thể sửa đổi được hiệu lực của một pháp lệnh. Hơn nữa, sự kiện Việt Nam xă hội chủ nghĩa chưa được lấy ra khỏi sổ đen CPC vi phạm nhân quyền có ư nghĩa như một cái gậy chế tài bên cạnh củ cà rốt nhận định đă có tiến bộ.

 

Thanh Quang:  Như vậy, theo Luật sư, chuyến đi Mỹ của ông Khải có mặt tích cực nào không hay chỉ có toàn là mặt tieu cực?

 

Trần Thanh Hiệp: Tôi nghĩ nên thay “mặt tích cực” bằng “mầm tích cực”. Và tôi xin chỉ bàn rộng thêm về riêng chuyến đi Mỹ của ông Khải. Tôi cho rằng trong mối bang giao Mỹ Việt hiện nay, Mỹ đang nắm thế chủ động, nhưng kết quả thực tế của chuyến đi của ông Khải lại tuỳ thuộc cả hai phía. Mỹ muốn đưa dẫn Việt Nam xă hội chủ nghĩa vào một vị thế nào đó đối với Mỹ và ở trong khu vực. Việt Nam xă hội chủ nghĩa có muốn tự đưa dẫn ḿnh ra thoát thế đu dây giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đón hay không? Câu giải đáp chỉ có thể t́m thấy trong những ngày tháng tới. Dù sao, nếu ông Khải mang theo hành lư của ông quyền đặc mệnh cho phép ông rời bỏ, nếu cần, vị trí cách đều giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn th́ trong tương lai, chuyến đi của ông sẽ được kư ức tập thể Việt Nam ghi khắc như một biến cố ngoại giao tích cực. Bằng không th́ thành tích của ông Khải cũng sẽ không hơn ǵ thành tích tiêu cực thường thường bậc trung của ông Phạm Văn Trà, đi không lại về không.

 

Thanh Quang:  Xin cảm ơn Luật sư Hiệp./.

Thanh Quang