Cải Cách Chính Trị-Khát Vọng Của Nhân Dân.

 

  Việt Cường

 

Tôi tin rằng cho đến lúc này, th́ với đa số người Việt Nam chúng ta, những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, với tương lai của chính con cháu ḿnh, đă có thể đồng thuận với nhau rằng: Phải có thay đổi về chính trị tại Việt Nam.

Một hạ tầng là nền Kinh tế thị trường mà thượng tầng là Chủ nghĩa cộng sản đă không thể cởi trói cho xă hội Việt Nam phát triển. Hiện tại của Việt Nam sau bao nhiêu năm “đổi mới” đến giờ, cho dù đă có những thành công bước đầu, vẫn không thể có mức tăng trưởng và phát triển cần thiết để so sánh với các quốc gia trong khu vực, chưa nói đến chuyện đuổi kịp các nước phát triển khác trên thế giới.

Muốn cải tổ kinh tế thành công và bền vững phải cải cách chính trị triệt để. Mười năm năm qua, Việt Nam đă có những cố gắng để cải thiện nền kinh tế.Tuy nhiên, do những ràng buộc về quyền lợi gắn chặt giữa kinh tế và chính trị, với việc vẫn lấy khối doanh nghiệp nhà nước làm động lực chính để phát triển nền kinh tế, đă khiến khu vực kinh tế Tư nhân Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn. Cơ sở luật pháp bất cập, thiếu công bằng, thiếu rơ ràng và minh bạch gây nên t́nh trạng cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam vẫn chưa là một nước có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, thành ra trong các cuộc trao đổi, mua bán, giao dịch quốc tế, chúng ta luôn phải chịu thua thiệt và bất công. Với một xuất phát điểm cực ḱ thấp như nền kinh tế Việt Nam th́ tăng trưởng 7-8% mỗi năm không phải là dấu hiệu cho phép ta lạc quan thái quá, cơ hội để bắt kịp các nước vẫn c̣n mờ mịt.

Hiện nay, sự phát triển kinh tế ở nước ta mang lại nhiều lợi ích cho một bộ phận nhỏ trong xă hội tập trung ở khu vực kinh tế hướng ngoại, nghĩa là những thành phần giao thương buôn bán với nước ngoài. C̣n phần lớn dân chúng, đặc biệt là ở nông thôn Việt Nam chưa hưởng được lợi ích nhiều từ công cuộc “đổi mới” này. Điều đó dẫn đến sự ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, và đây là mầm mống cho sự bất ổn xă hội trong tương lai.

Đấy là về lĩnh vực kinh tế, bây giờ chúng ta thử bàn về lĩnh vực chính trị.

Trước hết chúng ta phải nhất trí với nhau trên một vài nhận định chung:

- Môn xă hội học, hoặc chính trị học không thể có sự chính xác tuyệt đối như khoa học tự nhiên, tức là không thể như toán học là 1+1=2. V́ thế có những tư tưởng hay học thuyết, lập luận hết sức sai lầm vẫn bị lợi dụng với một sự diễn giải ngụy biện, dối trá để phục vụ cho mục đích của cá nhân, đảng phái, thậm chí bằng những lí lẽ rất cao siêu và nhân văn, nó nhân danh mọi thứ tốt đẹp nhất trên đời như Tổ quốc , Dân tộc, Nhân dân, Ḷng yêu nước,…V́ vậy mà chúng ta hăy nhất trí với nhau rằng mọi lí thuyết, tư tưởng đều phải đối chứng với thực tế của cuộc sống. Chúng ta chỉ công nhận những điều mà thực tế đă chứng minh là đúng.

- Chúng ta cần phải thẳng thắn nh́n nhận rằng: Việt Nam đang là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Chúng ta đừng nên mất công đi t́m những chân lí mới, mô h́nh mới trong tương lai xa vời và mù mịt, cái tương lai mà chưa ai h́nh dung ra như thế nào. Chúng ta không cần phải chứng minh cho cả thế giới biết rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ đúng hay sai trong tương lai. Điều mà chúng ta phải lo là những chuyện trước mắt như sự ấm no, tự do, hạnh phúc của chính chúng ta, của nhân dân Việt Nam. Mà để làm được những việc đó th́ chúng ta cứ việc học hỏi những ǵ mà các nước khác đă làm, và đă thành công.

- Chúng ta phải khẳng định rằng: Không có nhân dân tồi và xấu mà chỉ có chính quyền là tồi và xấu mà thôi. Sự thành công của các nước giàu có và phát triển là do họ có một chính quyền năng động và giỏi giang, một chính quyền biết lo nghĩ cho nhân dân ḿnh. Một gia đ́nh nghèo khó là do bố mẹ không biết làm ăn tính toán, một công ty thua lỗ phá sản là do lănh đạo công ty tồi.Cứ như vậy mà suy ra rằng, một đất nước đói nghèo khổ sở là do chính quyền kém cỏi, bất tài. Bất cứ người dân nào, trong bất cứ một quốc gia nào, đều mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, có một chính quyền biết lắng nghe và chia sẻ để họ có thể yên ổn làm việc và cống hiến một cách hết ḿnh. Đổi lại, họ sẽ có một cuộc sống đầy đủ và tự do. Nhân dân luôn yêu chuộng ḥa b́nh, lẽ phải, công lí… Khát vọng và mong muốn của mọi người trên hành tinh này là như nhau, người Việt Nam chúng ta cũng vậy. Đó là Sự Thật.

Khi chúng ta nhất trí với nhau về những nhận định trên th́ mới có thể bàn luận tiếp về chính trị. Nhiều người trong chúng ta luôn có thái độ lẩn tránh chính trị. Họ cho rằng chính trị không có liên quan ǵ đến họ. Nhưng thực ra không phải. Sự giàu-nghèo, sướng-khổ của mỗi người dân đều chịu sự tác động trực tiếp từ chính quyền, từ thể chế chính trị. V́ lẽ đó, nhân dân cần phải tham gia vào đời sống chính trị. Ngay từ đầu thế kỷ 20, nhà chí sỹ Phan Châu Trinh đă viết: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của ḿnh th́ càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. C̣n dân nào ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của ḿnh vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao th́ làm, mà ḿnh không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, th́ dân ấy phải khốn khổ mọi đường... Anh chị em đồng bào ta đă hiểu thấu các lẽ, th́ phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi.

Cụ thể hơn, gắn liền với đời sống xă hội ta ngày nay, một trí thức trong nước cũng bàn về sự tham gia của nhân dân trong đời sống chính trị như sau: “Là một công dân của đất nước, chúng ta có quyền, đồng thời là nghĩa vụ, đóng góp ư kiến về những đường hướng và chính sách của đất nước. Chẳng ǵ th́ những quyết sách này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của chúng ta, ví dụ như quyết định cấm đăng kư xe máy trong nội thành, quy hoạch thành phố, bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học, tăng giá xăng dầu, tham gia WTO, chống tham nhũng và cửa quyền như thế nào v.v... Đó là chưa kể đến những quyết định quan trọng liên quan đến sống hàng triệu người: nên đặt ưu tiên giao thương với Hoa Kỳ hay Trung Quốc, nên khai thác nguyên tử năng hay đắp đập thủy điện ?”....

* *

Việt Nam vẫn c̣n là một trong bốn nước cuối cùng trên thế giới theo Chủ nghĩa Cộng sản. Sự thất bại của chủ nghĩa này đă được chứng minh không chỉ trên lư thuyết, mà c̣n bằng sự sụp đổ của Liên Xô cũng như các nước Đông Âu. Trong bốn nước cộng sản cuối cùng này, Việt Nam đang có nguy cơ đứng cuối bảng! Đây là một mối nguy mà chúng ta không thể không nghĩ đến. Dẫn đầu trong nhóm 4 nước này là Trung Quốc, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc đă trở thành một cường quốc. Trung quốc sẽ có thay đổi về chính trị. Sự phát triển quá nhanh chóng của nền kinh tế Trung quốc đă khiến cho giới lănh đạo cộng sản phải có những bước đi thích hợp trong việc cải cách chính trị. Nếu không sẽ dẫn đến những bất ổn mà chính quyền cộng sản Trung quốc không thể giải quyết nổi. Một cuộc tổng khủng hoảng tại Trung quốc hoàn toàn có thể xảy ra. Cho dù thế nào th́ Trung quốc cũng hơn hẳn Việt Nam về mọi mặt, trong hiện tại cũng như tương lai.

Nước thứ hai là Bắc Triều Tiên, dưới sự lănh đạo “tài t́nh và sáng suốt” của đảng cộng sản Bắc Triều Tiên mà nhân dân nước này đang thiếu đói triền miên. Với việc vắt kiệt sức dân để sản xuất vũ khí nguyên tử, nhằm đối phó với bên ngoài, Bắc Triều Tiên đang phải đối đầu với sức ép ngày càng lớn của thế giới. Chính quyền Bush sẽ áp dụng những chính sách cứng rắn hơn về vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Cuộc sống của người dân Bắc Hàn hiện tại không thể bằng được cuộc sống của người Dân Việt Nam. Thế nhưng một may mắn rất lớn cho Bắc Triều Tiên là người anh em phía Nam của họ, tức Hàn Quốc, đă không mù quáng đi theo chủ nghĩa cộng sản, họ đă nhanh chóng ḥa nhập vào nền văn minh của thế giới. Năm mươi năm qua, đi theo con đường phát triển tư bản đă khiến Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn và kiệt quệ sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, trở thành một nước công nghiệp phát triển. Bằng cách này hoặc cách khác rồi hai miền Triều Tiên sẽ được thống nhất, khi đó người anh em Hàn Quốc sẽ là cứu tinh cho Bắc Hàn. Họ sẽ đổ sức người, sức của để tái thiết Bắc Hàn. Rồi giống như Tây Đức và Đông Đức, người dân Bắc Triều tiên, sau một thời gian sẽ được hạnh phúc và sung sướng, cho dù không thể bằng người Hàn Quốc được nhưng rất có khả năng là sẽ sung sướng hơn người Việt Nam chúng ta.

Nước thứ ba trong nhóm này là Cuba, với thu nhập trung b́nh của người dân 8$/tháng, quả thật là khủng khiếp. Thế nhưng sự kiện mới đây, lần đầu tiên hơn 200 nhà dân chủ Cuba đă nhóm họp tại thủ đô La Habana, mà không bị chính quyền dùng vũ lực giải tán đă khiến người dân Cuba có thể hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Chắc có lẽ Cuba sẽ là nước đầu tiên trong 4 nước cộng sản cuối cùng này có tự do và dân chủ. Khi đó với sự ủng hộ mạnh mẽ của một lượng kiều dân rất lớn Cuba đang tị nạn tại Mỹ, với ưu thế trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp mía đường và sự phát triển về y tế, Cuba sẽ nhanh chóng phát triển và sẽ hơn hẳn chúng ta.

Cuối cùng c̣n lại Việt Nam chúng ta! Chúng ta sẽ ra sao ? Và sẽ ở đâu trên trường quốc tế ? Đâu là lối thoát cho chúng ta ? Chúng ta phải làm ǵ ?

Câu trả lời là: Việt Nam phải có thay đổi về chính trị! Nói thẳng ra là phải có Đảng đối lập, phải có báo chí tự do, phải có bầu cử tự do. Một Đảng đối lập ra đời là nhu cầu bức thiết của nhân dân.Thế nhưng Đảng đối lập ở đâu? Ở Việt Nam đă có các lực lượng đối lập dân chủ, nhưng điều mà chúng ta cần là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành phần đó. Sau 30 năm có lẽ bây giờ là giai đọan chín muồi để thành lập Mặt trận Dân chủ đối lập. Phải có nơi hội tụ cho những khát vọng thay đổi. Rất nhiều người có tấm ḷng với đất nước nhưng đang "bơ vơ", không biết dựa vào lực lượng nào để góp sức.

Chúng ta phải khắc phục những nhược điểm như: óc bè phái, nghi kỵ, thiếu tinh thần đoàn kết,v.v… Chúng ta phải dẹp bỏ sang một bên mọi bất đồng, để sát cánh bên nhau, v́ một lí tưởng duy nhất trong lúc này là dân chủ hóa đất nước. Có như vậy, khát vọng dân chủ mới có thể sớm thành hiện thực.

Gần 80 năm về trước, nhà yêu nước vĩ đại Phan Châu Trinh đă đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xă hội Việt nam, Cụ thấy rơ nguyên nhân sâu xa của sự thua kém về văn hóa xă hội của xă hội ta so với phương Tây đă đưa đến mất nước, bị đô hộ ngày càng khốc liệt…, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi t́m và t́m thấy nguyên nhân sâu xa “đă đưa đến mất nước và bị đô hộ ngày càng khốc liệt” không phải ở đâu khác mà là chính ở trong văn hóa, ở “những nhược điểm cơ bản về văn hóa xă hội của xă hội ta so với phương Tây” (1)

Về nhược điểm văn hoá của chúng ta, một tác giả phân tích: “… Truyền thống nô lệ tuy, một mặt, do những bắt buộc của nó, đem lại cho chúng ta một số đức tính - chịu đựng, nhẫn nại, siêng năng, học nhanh, thích nghi nhanh với những thay đổi đột ngột - nhưng đồng thời cũng tạo ra trong chúng ta những khuyết tật lớn cần phải mau chóng khắc phục. Không có tự do, chúng ta thiếu sáng tạo. Sự thiếu thốn và nghèo khổ khiến chúng ta trở thành ghen tức và nhỏ mọn. Quen chịu đựng sự ác độc của kẻ thống trị, chúng ta trở thành ác độc với nhau. Quen nh́n đồng loại bị khinh bỉ và chà đạp, chúng ta nhiễm tập quán coi thường lẫn nhau và chỉ biết nể sợ người nước ngoài. Không được quyền quyết định, chúng ta thiếu tinh thần trách nhiệm. Quen nhận những mệnh lệnh mâu thuẫn và tùy tiện của kẻ thống trị, chúng ta không quen phê phán và cũng không cảm thấy nhu cầu phải giải quyết những mâu thuẫn của chính ḿnh, v.v. Nhưng khuyết tật lớn nhất là thiếu văn hóa tổ chức. Những kẻ nô lệ không được quyền kết hợp với nhau v́ kết hợp với nhau họ sẽ có sức mạnh để bẻ gẫy ách nô lệ, điều mà kẻ thống trị không bao giờ dung túng, từ đó họ không biết kết hợp và dần dần không cảm thấy nhu cầu kết hợp, thay vào đó mỗi người t́m cách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân”. (2)

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh. Hăy tin tưởng vào nhau, tránh chia rẽ, công kích nhau. Dân chủ là phải biết lắng nghe, trao đổi trên tinh thần ḥa nhă, tôn trọng lẫn nhau. Phải biết chấp nhận những ư kiến khác biệt. Đa nguyên là một đặc tính tất yếu của mọi xă hội.

Ở trong nước hiện tại rất khó xuất hiện một vị lănh tụ dân chủ đứng ra công khai tập hợp quần chúng, bất cứ sự xuất hiện nào cũng có thể bị …vào tù, ngay lập tức. Một cách để dân chủ hóa đất nước nhanh nhất là xuất hiện một Gor-Ba-Chôp Việt Nam, trong thành phần lănh đạo cao cấp của chế độ cộng sản. Tuy nhiên, hiện tại nhân vật đặc biệt này vẫn chưa thấy xuất hiện. Không phải trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam không có những người tâm huyết với đất nước, thế nhưng ở đây lại vướng mắc một vấn đề rất lớn về văn hóa Việt Nam, đó là những kẻ xấu th́ dễ liên kết với nhau hơn là những người tốt. Trong Bộ Chính trị của đảng cộng sản Việt Nam chỉ có 6 người theo đường lối bảo thủ, cực đoan. Nhưng 6 người này lại liên kết với nhau rất chặt chẽ, c̣n 8 vị kia lại không thể liên kết với nhau được, mặc dù rất có thể là họ cũng tâm huyết với đất nước, và đó là một bi kịch cho đất nước chúng ta.

Một trong những sự kiện rất đáng được quan tâm, đó là trong thời gian qua đă có rất nhiều tiếng nói được cất lên từ những vị cựu lănh đạo cao cấp của đảng, nổi tiếng nhất là ông cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt và ông cựu Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu… Hai ông đă nói nhiều điều rất khác với những ǵ hay nói khi c̣n đương quyền, và tất nhiên những điều nói ra này, đă ít nhiều phản ánh được tâm trạng cũng như suy nghĩ rất thật, ít nhất là cũng thật với những ǵ đang xảy ra, chứ không phải nói lấy được như trước đây. Dù thế nào đi nữa th́ những hành động này cũng đáng hoan nghênh, những lời nói chân t́nh và thẳng thắn của các vị này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá tŕnh đổi mới chính trị ở Việt Nam. Một nhân vật cao cấp của chế độ mà qua “tiếp xúc” trên truyền h́nh cho thấy rằng ông ta có tấm ḷng và một bầu nhiệt huyết với đất nước, với dân tộc…ông giản dị và chân thành, thế nhưng có lẽ ông ta không có được nhiều người trong Bộ chính trị ủng hộ nên nhân dân cũng “mất nhờ”. Đó là ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong những lực lượng có một tiếng nói và vị trí quan trọng trong đời sống chính trị tại Việt Nam đó Quân Đội. Trong một xă hội dân chủ th́ quân đội phi chính trị hóa, họ chỉ thừa hành những mệnh lệnh từ chính phủ, mà chính phủ đó đă được nhân dân bầu lên một cách hợp hiến và hợp pháp. Trong các thể chế độc tài th́ quân đội luôn là công cụ để bảo vệ chế độ. Lực lượng này luôn được chế độ ưu ái, họ có thể buôn bán, kinh doanh mà không cần phải nộp thuế. Các Tướng lĩnh cao cấp luôn được hưởng những đặc ân rất lớn từ phía chính quyền. Các chức vụ chủ chốt luôn được đặt vào tay những kẻ thân tín và trung thành với chế độ. Nhưng cái ǵ cũng có mặt trái của nó. Ân sủng không phải là cái thiêng liêng nhất trên đời này. Tiền bạc cũng vậy, nó chỉ cần khi ta chưa có, khi đă có nhiều tiền rồi th́ nó cũng trở thành b́nh thường.

Với sức mạnh trong tay, những người lănh đạo quân đội hoàn toàn có thể đứng về phía nhân dân, đ̣i lại quyền dân chủ cho nhân dân. Danh tiếng để đời, tiếng thơm lưu danh hậu thế, tên tuổi đi vào lịch sử… mới là những cái, mà những người có chí lớn theo đuổi.

Một lực lượng cũng rất quan trọng trong quá tŕnh dân chủ hóa đất nước đó là: Tôn giáo. Dưới các chế độ độc tài, Tôn giáo không bao giờ có được tự do. Các vị lănh đạo tôn giáo tuy không làm chính trị, nhưng các vị phải có thái độ chính trị, nhất là khi thái độ chính trị đó liên quan đến tự do của tôn giáo ḿnh. Vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế, nó là một trong những quyền cơ bản của người dân và đă được Liên Hợp Quốc bảo vệ, v́ vậy với các cuộc biểu t́nh ôn ḥa của các tôn giáo chính quyền khó ḷng dùng vũ lực để giải tán như đối với thường dân. Chính các hành động đàn áp Phật giáo gay gắt đă góp phần vào việc khai tử chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm trước đây.

Một lực lượng, có thể nói đóng vai tṛ then chốt trong mọi thay đổi lớn của đất nước đó là thanh niên, sinh viên. Rơ ràng họ đang bị cô lập và bưng bít thông tin. Nhưng với mong muốn khám phá những cái mới và với sức sống mănh liệt của tuổi trẻ, họ sẽ biết cách vượt qua các bức tường lửa mà chính quyền dựng lên để đến với những thông tin đa chiều và trung thực của thế giới và người Việt Hải ngoại trên Internet. Với những hiểu biết của ḿnh và sự so sánh với thực tế đang diễn ra trước mắt, những thanh niên ưu tú này sẽ phân biệt và sẽ nhận ra được đâu là thật và đâu là giả? Khi tuổi trẻ có được niềm tin và quyết tâm, họ có thể làm được rất nhiều việc lớn. Họ có nhiều thời gian, cơ hội và nhiệt t́nh.

Làm cách mạng dân chủ ở Việt Nam thật là khó khăn muôn phần, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường. Những người dám đứng lên đấu tranh cho dân chủ là những người muôn vạn lần được suy tôn là anh hùng của dân tộc. Nhà tù và sự đàn áp khốc liệt luôn chờ họ, thế nhưng, có những con người sinh ra và hành động không chỉ cho riêng ḿnh, mà họ hành động v́ cả dân tộc, v́ cả tương lai của tất cả 82 triệu người Việt. Chính quyền dù có hung bạo đến đâu, cũng không thể cưỡng lại những trào lưu tất yếu của lịch sử. Tự do – Dân chủ là khát vọng chính đáng của mọi người trên hành tinh này, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Trăi cách đây 500 năm vẫn c̣n nguyên giá trị và chân lí:

… Như nước Việt ta, dẫu cường nhược có lúc khác nhau . Song hào kiệt thời nào cũng có ….

Chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng vào một lực lượng dân chủ hùng mạnh, để tạo nên những sự thay đổi mạnh mẽ bầu không khí chính trị đang ngày càng bế tắc và ngột ngạt tại Việt Nam.

Chúng ta có quyền hy vọng vào những anh hùng, những hào kiệt của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 21 này, chính họ sẽ mở sang một trang mới cho lịch sử nước nhà .

Việt Cường

Ghi chú:

(1) Tính thời sự ḱ lạ của một tư tưởng lớn - Nguyên Ngọc.

(2) Cuộc chiến đấu thực sự - Nguyễn Gia Kiểng, bài đăng trên Thông Luận ở Paris