Đọc hồi kư của Đoàn Duy Thành :

Người phá rào chưa dám vượt rào !

Bùi Tín

 

Dạo này từ trong nước nhiều bài viết mới lạ được chuyển ra ngoài. Gần đây có hồi kư của Đoàn Duy Thành. Mới được tin báo trước 2 tuần, tôi đă mong. Rồi nhận được 2 đoạn dài 30 trang để nếm trước, tôi lại càng mong. Nay đă có toàn bộ, ‘’từ A đến Z’’, anh bạn từ Hànội báo sang vậy. Tôi mừng. Hơn 500 trang, khổ nhỏ. Trời nóng nực, vậy mà tôi đọc một lèo.    

Tôi biết ĐDT; tôi quen ông; có dạo c̣n gặp nhau luôn; khi ông là Chủ tịch thành phố Cảng, rồi Bí thư Thành uỷ; rồi ông lên Hànội ‘’ṭng chính ở Thủ đô ‘’ như ông viết, là bộ trưởng ngoại thương, rồi phó thủ tướng.

Hồi ấy, Hải pḥng là điểm thu hút các nhà báo. Hải cảng lớn nhất miền Bắc, làm ăn có vẻ năng nổ hơn Hànội, khoán sản phẩm đến hộ sớm, phá rào sớm, bỏ tem phiếu sớm, lo nhà ở cho cán bộ sớm. Câu lạc bộ Bạch Đằng cho cán bộ trung cao cấp và hưu trí sinh hoạt đều, ưa nghe thông tin mới. Đoàn DuyThành nổi tiếng là có tư duy mới, sáng tạo, dám phá rào.

Anh Thành kém tôi vài tuổi; anh vui chuyện, cởi mở, đọc khá nhiều, biết rộng, từ văn học thơ ca đến kinh tế, tài chính, đối ngoại... Anh tự học, học khi ở tù Côn đảo lúc hơn 20 tuổi, thông minh, trí nhớ tốt. Anh lại rất ‘’khôn ngoan‘’, bạn chung chúng tôi dí dỏm nhận xét về anh: thằng Thành nó ma lanh ma cuội lắm ! Có lần anh rỉ tai tôi : ‘’ Ông có biết ḿnh phải có mẹo vặt chứ. Này nhé, ḿnh có cái máy ghi âm nhỏ xíu mua từ Nhật. Khi nào cụ Ba (ông Lê Duẩn) về đây, khi cụ thật vui, ḿnh tán cụ xin cho Hải pḥng được xây cầu này, làm xưởng nọ, nhập gấp hàng kia... cụ tán thành lia lịa, thế là ḿnh lên Hànội mở cho các quan ở uỷ ban kế hoạch nhà nước, bộ tài chính, bộ thương ngiệp ...nghe. C̣n giá trị hơn chữ kư ấy chứ ! ‘’ ; ông ta cười tít, thích thú. Đó, một nét của  anh Thành tôi nhớ lại.

Đoàn Duy Thành viết hồi kư này nhằm mục đích ǵ?  Ông có một mối hận đời ! có thể nói là hận thù riêng. Dai dẳng, sâu sắc. Ông là nạn nhân của một cuộc vu khống tập thể. Do một đồng chí thân thiết của ông là Tô Duy đầu têu. Tô Duy là ai? Đi đâu TD cũng vỗ ngực khoe ta đây là em của ông Tô Hiệu, một cán bộ cộng sản mẫu mực, tiêu biểu cho phong trào cách mạng Hải pḥng. Đă có đề nghị đổi tên Hải pḥng là thành phố Tô Hiệu, với bài hát Thành Tô. Tô Duy từng là bí thư tỉnh uỷ Kiến An, gần Hải pḥng, rồi về Hànội, làm Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá trung ương, một uỷ ban quan trọng trực thuộc chính phủ. Tô Duy cố sức vận động để vào được ban chấp hành trung ương đảng kỳ Đại hội VI (1986) nhưng thất bại v́ ngay dịp ấy bị tố cáo là bê bối, tham nhũng, biến nhà công thành nhà riêng cho con, cháu, bị phơi mặt trên báo chí do nhà báo quân đội Trần Bá thực hiện qua một cuộc điều tra rốt ráo. Thế là Tô Duy phải chua chát trả nhà và mất luôn chức Chủ nhiệm ngang cấp bộ trưởng.

Nhưng mối hận Tô Duy của ông Thành chẳng thấm vào đâu so với mối hận một con người khác, mà mới đây ông ĐDT mới t́m ra, để vạch mặt chỉ tên, để bắt tận tay, day tận trán, để la làng lên cho bàn dân thiên hạ xa gần được biết, - qua tập hồi kư này. Con người ấy là ai vậy?  C̣n ai vào đây nữa ! Chính là ông Đỗ Mười , chính hiệu con nai vàng .

Ông Thành muốn chứng minh rằng ngài nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt nam, nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam  Đỗ Mười, một thời khá dài 10 năm có lẻ là ‘’ số Dách ‘’ của chế độ, thật ra, hoá ra, té ra ... chỉ là một kẻ lừa bịp, dối trá, lừa thầy phản bạn, đạo đức giả, một kẻ « chỉ phá phách là giỏi » (theo lời ông Phạm Văn Đồng). Con người ấy xấu xa, bỉ ổi , lá mặt lá trái, đểu cáng đến độ nếu c̣n chút liêm sỷ khi đọc cuốn hồi kư này ắt phải cắn lưỡi mà chết v́...nhục quá ! nhục ơi là nhục ! Và quả thật ông Thành đă chứng minh được điều ấy. Tô Duy dù thâm độc, xảo trá đến đâu cũng không thể gây sóng gió cho ông Thành nếu không có quân sư ĐM đứng sau bày mưu tính kế, giật dây, gây hoả mù, huy động bộ hạ để ḥng gây tai hoạ chết người cho ông, để đồng thanh kết tội ông là ‘’ làm gián điệp cho thực dân Pháp ‘’, ‘’được Pháp huấn luyện nghiệp vụ gián điệp trong 6 tháng ‘’, ‘’phản đảng, phản dân, hại nước ‘’. Chối vào đâu khi cả một chục cán bộ cộng sản trung kiên đă tố cáo và kư tên !

Tại sao ông Thành phải chờ đến đầu năm 2004 mới bắt tay vào viết, và viết khẩn trương trong chỉ có hơn 6 tháng giời  là hoàn thành (viết từ ngày 3/2/2004 đến 25/8/2004) . Xin thưa đó chính là lúc vụ án Tổng cục 2 trong cung đ́nh Hànội bị phanh phui, mà 2 nhân vật trụ cột của cái TC2 ma quái đó cả giới quan chức cấp cao Hànội đều biết rơ ngay đó là Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Được tin này ắt ông Thành phải như mở cờ trong bụng. Và ông viết, rất nhanh, trút căm giận lên ng̣i bút, viết gấp, in gấp, tung ra sớm, kịp đón trước hội nghị trung ương 12, trước Đại hội X ...

Điều lư thú là ông đă chỉ ra con người thật của ông Đỗ Mười,  từng dạy dỗ căm thù tư hữu, tư bản, căm thù và cấm đồng đôla ngặt nghèo đến vậy mà nay lại mê mẩn đôla, tự ḿnh biến thành đại tư hữu, đại tư bản đỏ đến thế th́ thật là ...biện chứng vậy !  Ông Thành cũng không quên việc Cụ lăo thượng thọ 80 tuổi ấy bỗng hồi xuân và mạnh bạo, tự tin đến nhà bà tiến sỹ tóan học để xin cưới và được bà ta... vái dài và bỏ chạy. Một năo trạng thơ ngây ( ngô ?), hồn nhiên , muốn ǵ được nấy - muốn làm thủ tướng được làm thủ tướng, muốn làm tổng bí thư được làm tổng bí thư, th́ muốn làm chồng ai mà chẳng được !  Hơn nữa, trước đó ngài tổng bí thư đă cẩn thận phong cho cô nàng lên chức Chủ tịch hội hữu nghị Việt – Pháp kia mà !

Rồi cái khí phách yêng hùng kiểu chợ Đồng Xuân:‘’ nó lật tao, th́ tao lật nó! ‘’ - khẩu khí quư hiếm ở một vị tổng bí thư ! Rồi phao tin: « thằng Thành có 2, 3 nhà ! », lại c̣n lu loa : « thằng Thành ôm chân Vơ văn Kiệt ! » . Cứ như ở bến xe Long biên !

 Do vậy, có một điều có vẻ như không nằm trong ư định của ông Thành, nhưng lại được các chiến sỹ dân chủ trong ng̣ai nước rất tâm đắc, đó là qua tập hồi kư dài bộ mặt thật của cả cung đ́nh cộng sản, h́nh ảnh thật, mẫu mực của những con người XHCN hiện thực, được mô tả sống động bởi chính một vị quyền trọng chức cao trong cung đ́nh ấy.

Cái cung đ́nh mà không ít người ngưỡng mộ là đầy trí tuệ và t́nh đồng chí trong sáng, keo sơn, th́ ra ngay từ thời hoàng kim của nó vẫn chỉ là một đám người thấp lè tè về nhân cách, lùn tịt về hiểu biết, được che dấu bởi những mỹ từ. Biết bao nhiêu là bi kịch cho đất nước, cho con người!

Một anh hoạn lợn (không ai chê ǵ cái nghề này) thất học, mang tâm lư nông dân chay trở thành một thủ tướng ‘’chỉ giỏi phá phách’’ th́ thật kinh hoàng. Mác từng chỉ ra là bọn ‘’lưu manh’’ trong xă hội được sinh ra từ đám nông dân và vô sản mù chữ lười biếng chỉ muốn cướp của thiên hạ. Cái ‘’chết rét ‘’  chết tiệt Z 30 là sinh ra từ năo trạng ‘’lưu manh’’ ấy, thấy nhà 2 tầng của người ta là đă nảy ra ư muốn cưỡng chiếm, cướp trắng !  Thế rồi h́nh ảnh một Lê Đức Thọ hơn 70 tuổi c̣n giỏ răi tḥm thèm cái ghế tổng bí thư, để cố mớm cho bộ hạ đề nghị tên ḿnh vào vị trí ấy mà không ai đáp ứng ; quá ‘’mót chức tổng bí thư ‘’, ông ta  đến tận giường ông Lê Duẩn đang hấp hối để nài xin vài chữ chúc thư cử ḿnh làm ‘’ Thế tử’’, liền bị chửi mắng, đuổi đi thẳng cánh : cái thằng mất dạy ! Th́ ra t́nh nghĩa keo sơn giữa 2 ông họ Lê chỉ là chuyện hoang đường ! Rồi chính lại ông Lê Duẩn ấy khi chết lại để lại trong ḷng đàn con nỗi lo sợ bị giết chết, bị trả thù ! Có ai dọa đâu mà chúng run sợ vậy ? Chúng tự hiểu rằng người bố đă từng làm quá nhiều chuyện bậy bạ thất đức, nên mới hoảng đến thế. [Tôi từng nghe một vị tướng ở Bộ tổng tham mưu cho rằng hơn 50 vạn lính trẻ chết ở Cambốt từ 1978 đến 1989 đều là nạn nhân của bệnh ‘’kiêu ngạo cộng sản’’ của 3 ông họ Lê : Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh; trong số ấy không có ai là con các cụ, toàn là con nông dân thấp cổ bé họng.

Nếu cung đ́nh Hànội đầy nhóc những sâu bọ, bất tài, tham quyền, hám lợi, kèn cựa, hăm hại nhau, th́ địa phương như Hải Pḥng cũng đầy rác rưởi không kém. Ở bộ ngoại thương th́ cũng vậy, 4 thứ trưởng chuyên đấm đá nhau. Tất cả đều là những con người cộng sản kiên trung nhất, được coi là những con người XHCN tiêu biểu, mẫu mực !

Chính điều ấy  làm cho nhiều người đọc cuốn hồi kư này phát kinh !  Chả trách những xă hội XHCN hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu đều theo nhau sụp đổ tanh bành. Đó là quy luật sàng lọc tự nhiên của tạo hoá ; với trí khôn của con người, sự sàng lọc ấy càng nghiêm ngặt.

Có một nét khá lư thú là trong nhiều đoạn hồi kư, tác giả đă nói đến cảnh lựa chọn cán bộ, t́m người thay thế ở những cương vị cao nhất của chế độ. Đó là cảnh ‘’ vơ bèo gạt tép ‘’, ‘’ nước đến chân mới nhảy ‘’, ‘’ thắp đóm đi bắt ếch , ếch chẳng bắt, bắt toàn nhái !’’ ;  do đó mới có  < /span>‘’đại tưởng dỏm ‘’, ‘’ thủ tướng dỏm ‘’, ‘’ chủ tịch nước dỏm ‘’, ‘’tổng bí thư dỏm ‘’  như mới đây.

Vấn đề này lúc này đang là chuyện thời sự nóng bỏng. Ông Phan Văn Khải đă quá hạn dự định ; tại Đại hội IX (2001) ông hẹn chỉ làm thủ tướng thêm nửa nhiệm kỳ , sẽ nghỉ năm 2004 ; quá ‘’ đát ‘’ rồi ! nhưng ai thay thế ? các ông Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Khoan, Nguyễn Minh Triết ,Phan Diễn ? ai nữa ? sẽ chọn ai ?  ai chọn ? lúc nào chọn ? tất cả vẫn c̣n là ẩn số ; mịt mù, mờ mịt ; bí mật cung đ́nh ? Rồi ai sẽ là tổng bí thư tại Đại hội X ? con người mới, con người XHCN chân chính đâu hết cả rồi ? đất nước tự hào ra ngơ gặp anh hùng, vậy anh hùng hào kiệt trốn đâu mất cả rồi ?

  Ông Thành c̣n khoe rằng ông Lê Duẩn từng có ư cử  ông Thành làm Tổng bí thư đảng, rồi ông Trường Chinh cũng từng ngỏ ư cho ông ‘’phụ trách bên chính phủ ‘’, có nghĩa là  làm Thủ tứơng. Thật là khủng khiếp ! Họ chia nhau các chức vụ cao nhất cứ  như chia chác khi thái  thủ lợn  ngoài đ́nh làng !

 Cuối cùng nên nhận xét ra sao về tác giả của tập hồi kư này ?  Trước đây tôi từng mến, và quư ông ĐDT; ông là con người hiếm của chế độ cộng sản; ông chịu học, đọc, nghĩ, và có tư duy độc lập. Ông bất khuất khi bị bắt, bị tù, bị oan. Phá rào, khoán sản phẩm trong nông nghiệp, nhập vàng , buôn vàng cho nhà nước, sống trong sạch minh bạch là những nét đáng quư trong ông. Ông từng được khen là ‘’ông phá rào‘’.

Thế nhưng tôi cũng buồn thay cho ông. Ông phá rào, những hàng rào trói buộc nhỏ nào đó, nhưng chưa đủ sức vượt rào, vượt rào lớn để nhập hàng ngũ dân chủ, tinh hoa hiện nay của đất nước. Ông vẫn là một người ít giáo điều, ít bảo thủ trong hàng ngũ những người giáo điều bảo thủ, ông chưa dám bước ra khỏi hàng.

      Do vậy tôi bật cười khi đọc các đoạn ông ca ngợi chủ nghĩa Mác, đề cao đạo Khổng, ca ngợi ông ‘’ 2 trăm bu-gi ‘’ – trong khi ông này phá phách tùy tiện chẳng kém ǵ ông ĐM ; ông c̣n thích thú khoe 2 năm học ở Trường đảng cao cấp  -  nơi mà các trí thức đảng viên cứng đầu gọi là ‘’ trung tâm u mê hoá trí tuệ ‘’. Ông vẫn c̣n phục cụ Phạm thủ tướng khi cụ ôm chặt cái chức vụ này liên chi hồ điệp hơn 30 năm dài mà không để lại một nét ǵ hay ho đáng nhớ ! Th́ ra ông thông minh, có tư duy độc lập , từng phá rào ra tṛ, nhưng xét kỹ ra, ông vẫn c̣n thấp hơn những chiến sỹ dân chủ Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Phạm Quế Dương..., thấp hơn cả những Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam một cái đầu, một tầng văn hoá. Ông cũng chậm hiểu hơn ông Trần Văn Hà, hay ông Lê Đăng Doanh, và thua kém khá xa ông trùm tư tưởng Hoàng Tùng, khi ông này dám hạ bệ, kéo đổ thần tượng Stalin, Mao, và hạ thấp cả đến ông tổ sư Mác .

 Do đó điều cuối cùng tôi muốn góp ư với tác giả của cuốn hồi kư ‘’ Làm người là khó, làm người XHCN c̣n khó hơn nhiều ‘’, rằng con người XHCN về định nghĩa là tốt hơn, tài giỏi hơn, đức độ hơn con người thường, nhưng trên thực tế con người XHCN hiện thực th́ lại tồi hơn, tệ hơn, xấu hơn người b́nh thường nhiều ! Con người XHCN tốt đẹp chỉ có trong hoang tưởng !

Nguyên nhân cơ bản là chế độ XHCN hiện thực là chế độ chuyên chế, độc đoán, toàn trị, thiếu dân chủ, như là cơ thể con người thiếu dưỡng khí. Muốn chấm dứt hoặc giảm hẳn những điều oan trái, vu cáo, bôi nhọ, bè phái, đấu đá hạ bệ nhau, không chọn được nhân tài, kẻ ngu ngự trị người khôn, kẻ xấu ngự trị trên đầu người lương thiện...( mà ông Thành mô tả rất sinh động ) th́ chỉ có cách là xây dựng dân chủ trong nội bộ đảng cầm quyền và phải thực hiện dân chủ đa đảng , có luật nghiêm, có cạnh tranh, có đối trọng, kiểm soát nhau trong đời sống chính trị - xă hội. Mà đảng cộng sản về bản chất là đảng độc đoán th́ ắt phải xoá hẳn đi làm lại thành một đảng khác, tiến bộ và hợp thời đại. Đây là  hai vấn đề thời sự cực kỳ cấp bách.

Cho nên ông Đoàn DuyThành  từng có tiếng tốt là người dám ‘’phá rào ‘’, hăy có trí tuệ và dũng khí rốt ráo hơn để nhất quán với chính ḿnh, dám ‘’vượt rào‘’ về chính trị, để gia nhập - dù chỉ là trong nhận thức, hàng ngũ dân chủ đang phát triển nhanh và đầy sức trẻ trên nước ta.

Bùi Tín

Paris tháng 6/2005.